3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,684 Xem thêm Liên hệ

Video

Ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping

Ưu và nhược điểm của mô hình Dropshipping

Kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử hoặc dựa trên nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đa số các doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh online đều mong muốn thu hút khách hàng, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hàng tồn kho. Họ không muốn phải mở các gian hàng đồ sộ với chi phí lưu kho quá lớn. Họ không muốn phải thuê quá nhiều nhân viên để quản lý cửa hàng. Đó là lý do mô hình Dropshipping ra đời. 

Bạn đang cân nhắc sử dụng mô hình Dropshipping cho doanh nghiệp của mình?  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và đi tới quyết định đúng đắn.             

Dropshipping - xu hướng kinh doanh dựa vào mạng xã hội

Dropshipping là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển, có nghĩa là người bán không cần lưu trữ hàng hóa trong kho, không sở hữu và không trực tiếp vận chuyển hàng hóa đến khách hàng khách hàng của mình. Thay vào đó, người bán chỉ cần chuyển các đơn đặt hàng tới một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp. Những đơn vị này sẽ chuẩn bị và giao hàng trực tiếp tới khách hàng. 
 
Với phương thức kinh doanh này, nhà bán lẻ không cần kho hàng và hàng hóa trong kho, cũng như không cần quan tâm về khâu vận chuyển hàng hóa.
 
 

Quy trình bán hàng dropshipping thông thường: khâu vận chuyển được nhà cung cấp thực hiện trực tiếp đến khách hàng thay vì nhà bán lẻ phải nhập - xuất hàng

Mô hình Dropshipping được hiểu như sau: Nhà bán lẻ sẽ thương lượng với nhà cung cấp cho phép Dropshipping với mức giá nhập hàng định sẵn. Sau đó, khi có đơn hàng phát sinh từ nhà bán lẻ, nhà cung cấp sẽ tiến hành xử lý, đóng gói và giao hàng cho người mua. Nhà bán lẻ nhận được lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá nhập từ nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng.

Đây là mô hình rất phù hợp cho những hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại với lượng vốn hạn chế, không muốn tồn đọng vốn ở hàng tồn kho.

Ưu điểm của Dropshipping

Chi phí kinh doanh thấp: Bạn không cần phải lo lắng về chi phí mua hàng từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, chi phí tồn đọng vốn,... Việc của bạn chỉ là tìm kiếm khách hàng thông qua các hoạt đồng Marketing, quản lý các đơn bán phát sinh và liên hệ với nhà cung cấp.

Tiết kiệm thời gian và công sức trong khâu nhập và lưu trữ hàng.

Không phải theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho. Bạn không còn mất chi phí và thời gian cho việc lưu trữ, kiểm kê và tính toán lượng hàng tồn.

Dễ dàng bắt đầu, thời gian xoay vòng vốn nhanh, linh động.

Địa điểm linh hoạt, dễ dàng mở rộng quy mô: Một doanh nghiệp Dropshipping có thể di chuyển đến bất kỳ đâu với một thiết bị kết nối Internet. Miễn là bạn có thể liên lạc được với nhà cung cấp và khách hàng của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Từ tính chất và ưu điểm riêng Dropshipping đã và đang rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn những nhược điểm cố hữu cần các Doanh nghiệp phải khắc phục.

>> Xem thêm: 4 bước tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trang thương mại điện tử

Nhược điểm của Dropshipping

Không kiểm soát chuỗi cung ứng: Bạn không trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm, thời gian vận chuyển, theo dõi đơn hàng và bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Chính vì thế, để hạn chế tối đa rủi ra bạn cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường lớn. Nhiều Doanh nghiệp và cả các hộ gia đình kinh doanh đều đã tham gia vào thị trường này từ rất sớm. Vì vậy, một chiến lược kinh doanh đúng đắn, chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt là điều kiện tiên quyết khi gia nhập ngành.

Vận chuyển khá phức tạp nếu bạn có nhiều nhà cung cấp cho các sản phẩm của mình. Bạn sẽ phải quản lý nhiều hơn, cũng như cần điều phối nguồn hàng giữa các nhà cung cấp sao cho hợp lý để không làm ảnh hưởng đến uy tín và lợi nhuận của Doanh nghiệp mình.

 

 

Mặc dù rất tiềm năng, nhưng mô hình kinh doanh mới này cũng gây không ít trở ngại cho các Doanh nghiệp khi bắt tay vào thực hiện

Vậy nên hay không nên lựa chọn Dropshipping?

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào doanh nghiệp và đặc điểm sản phẩm của bạn. Nếu để khởi đầu, Dropshipping là một mô hình đáng để thử nghiệm bởi không gây áp lực về vốn, chi phí và nguồn lực. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn là những mặt hàng cồng kềnh hoặc có hạn sử dụng ngắn, hãy cân nhắc khi lựa chọn mô hình này.

Chẳng hạn, doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm áo thun thiết kế theo yêu cầu cho khách hàng ở thị trường nước ngoài. Với mặt hàng loại này, Dropshipping sẽ là một lựa chọn khôn ngoan. Khi phát sinh đơn đặt hàng, bạn chuyển yêu cầu sang nhà cung cấp tại thị trường nước đó và họ sẽ trực tiếp gửi sản phẩm tới tay khách hàng của bạn.

Ở một khía cạnh khác, giả sử sản phẩm của bạn là gốm sứ, thủy tinh, bạn sẽ không thể trực tiếp kiểm soát chất lượng. Đồng thời, mặt hàng cũng rất dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, khiến cho bạn không thể nào đảm bảo đơn hàng của mình đến tay khách hàng một cách an toàn. Khi đó, bạn cần cân nhắc rất nhiều và có thể phải chọn ra một đơn vị vận chuyển trung gian uy tín mà nhà cung cấp của bạn tin tưởng.

Để trải nghiệm mô hình Dropshipping và hơn thế nữa là các quy trình quản lý kho bài bản khác, bạn có thể đăng ký ngay một tài khoản dùng thử miễn phí trên Viindoo.