3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,707 Xem thêm Liên hệ

Video

Ưu - nhược điểm của Gamification và ứng dụng trong doanh nghiệp

Ưu - nhược điểm của Gamification và ứng dụng trong doanh nghiệp

Gamification là một thuật ngữ dùng để chỉ một phương pháp mới đang được ứng dụng vào quá trình vận hành của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay bởi những lợi ích nó đem lại. Vậy Gamification là gì? Vì sao phương pháp này được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi như vậy? Cùng Viindoo tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!

1. Gamification và ứng dụng trong doanh nghiệp

1.1. Gamification là gì?

Gamification hay còn gọi là game hóa, là ứng dụng thực tế các cơ chế của game (luật chơi, cách chơi, kỹ thuật game,..) vào các hoạt động xây dựng, vận hành doanh nghiệp. 

Với mục tiêu đem đến những trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng cũng như tạo nên một sân chơi cạnh tranh lành mạnh nhằm giảm bớt áp lực cho nhân viên. Có thể nói, Gamification là “người bạn đồng hành” giúp doanh nghiệp tiến bước trở thành thương hiệu nổi bật trong lòng khách hàng.

Xem thêm: Những case study về ứng dụng gamification thành công trên thế giới

 


Gamification là gì?

1.2. Ứng dụng Gamification vào doanh nghiệp

Gamification được ứng dụng rất nhiều vào các lĩnh vực trong doanh nghiệp như: thiết kế, truyền thông quảng bá, phát triển phần mềm,... Tuy nhiên, có hai lĩnh vực mà Gamification hoạt động tốt nhất trong các doanh nghiệp, đó là: Marketing và Quản trị nhân sự. 

Mục tiêu Gamification mang lại cho Marketing là thu hút khách hàng bằng những mini game, bảng xếp hạng, điểm số,... lồng ghép quảng bá thương hiệu. Điều này vừa giúp doanh nghiệp quảng cáo được sản phẩm, vừa tạo cho khách hàng sân chơi mang tính cạnh tranh cũng như mang lại nhiều lợi ích. Từ đó, doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng lâu dài và tăng thêm lượt khách tiếp cận. 

Đối với Quản trị nhân sự, mục tiêu của Gamification là giúp nhân viên làm việc tích cực, có hiệu suất làm việc cao hơn, tăng tinh thần đồng đội nhưng vẫn giữ được ngọn lửa cạnh tranh bằng các bảng xếp hạng thành tích. Nhân viên có kết quả làm việc tốt hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tăng trưởng và phát triển.   

Xem thêm: Gamification - Game hóa trong quản lý Doanh nghiệp

2. Những ưu điểm và nhược điểm của Gamification

2.1. Ưu điểm của Gamification

Trong Marketing, Gamification không những đem lại cho doanh nghiệp những khách hàng tiềm năng mà còn đem lại đối tác. Việc tặng thưởng cho người chơi sẽ tạo nên độ tin cậy cho doanh nghiệp.

Kết nối xã hội là một phần quan trọng của cuộc sống hiện nay. Việc Gamification cho phép việc đua tranh trên các bảng xếp hạng và chia sẻ lên mạng xã hội mang lại cho người chơi cảm giác hài lòng và thỏa mãn. Người chơi có thể so sánh thành tích và cạnh tranh công bằng, đồng thời kết giao thêm nhiều bạn bè.

Chính sự khai thác cảm xúc của khách hàng, Gamification đã giúp doanh nghiệp thành công trong quá trình tiếp cận và giữ chân khách hàng cũng như đối tác một cách lâu dài. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không cần phải tiếp cận khách hàng một cách máy móc, thụ động mà hoàn toàn nhận được sự chủ động của khách hàng. 

Bên cạnh Marketing, Gamification cũng tham gia vào Quản trị nhân sự. Việc doanh nghiệp áp dụng Gamification vào quản trị nhân viên đã khiến không khí làm việc trở nên sôi nổi và nhiệt huyết hơn. 

Gamification giúp nhân viên có động lực làm việc, đồng thời tăng mật độ gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu khảo sát từ TalentLms năm 2019 cho biết: Trong khi có 61% nhân viên cảm thấy nhàm chán và không hiệu quả với các phương pháp đào tạo cũ, 83% nhân viên cảm thấy có động lực hơn khi được đào tạo với công việc có Gamification.

Ngoài ra, Gamification còn cho nhân viên thấy được sự tiến bộ của bản thân qua từng giai đoạn thông qua kết quả trên bảng thành tích thay vì phải chờ đến các đợt review định kỳ năm như trước đây. 

Không chỉ vậy, Gamification còn tạo cơ hội cho các nhân viên ưu tú. Thông qua những công việc có yếu tố Gamification, họ sẽ được ghi nhận bởi toàn bộ công ty và đồng nghiệp. Điều này sẽ góp phần tạo thành động lực cho các nhân viên khác cố gắng hơn. Đây là sự cạnh tranh lành mạnh mà Gamification đem lại. 

Giống như với Marketing, Gamification khai thác cảm xúc của nhân viên. Nắm bắt được tâm lý chung của mọi người, Gamification đã giúp nhân viên gắn kết với nhau và với doanh nghiệp. Từ sự tiến bộ đó mà doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững và nhanh chóng hơn. 

 

 

Cài đặt Gamification trong hệ thống phần mềm Viindoo

2.2. Nhược điểm của Gamification

Gamification có khả năng vô cùng vượt trội, tuy nhiên các doanh nghiệp đôi khi lại áp dụng Gamification một cách chung chung và đơn giản. Điều này đã kìm hãm khả năng phát triển và sáng tạo của nhân viên. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ để tạo nên một chiến dịch Gamification phù hợp. 

Áp dụng được Gamification vào doanh nghiệp là điều tốt. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng quá mức, các trò chơi sẽ khiến cho cả khách hàng và nhân viên doanh nghiệp cảm thấy bị ép buộc. Họ sẽ mất đi những cảm xúc tích cực ban đầu và trở nên chán nản. Đồng thời, Gamification sẽ tạo ra cạnh tranh không lành mạnh và xuất hiện gian lận.

Bản chất của Gamification chính là game, vậy nên nó cần phải được đổi mới và nâng cấp liên tục để luôn mang lại cho người chơi cảm giác hứng thú và muốn chinh phục. Đây là một thách thức không hề nhỏ đối với các nhà phát triển về lĩnh vực này. 

Trên đây là những ưu - nhược điểm của Gamification và khả năng ứng dụng của nó trong doanh nghiệp, hy vọng bài viết đã đem lại cho các chủ doanh nghiệp những thông tin hữu ích về Gamification, giúp các chủ doanh nghiệp có thể áp dụng Gamification một cách hiệu quả và thành công nhất.