3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,598 Xem thêm Liên hệ

Video

Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp gồm những bước nào?

Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp gồm những bước nào?

Để có thể xây dựng công ty phát triển lớn mạnh cần có sự chung tay góp sức của nhân sự tài năng. Trước nhu cầu thiếu hụt nhân sự, các doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn hóa, chuyên nghiệp nhằm đạt hiệu quả trong việc tìm kiếm ứng viên chất lượng. Cùng Viindoo khám phá quy trình tuyển dụng nhân sự hoàn chỉnh ở bài viết dưới đây. 

Định nghĩa về quy trình tuyển dụng

Quy trình tuyển dụng được hiểu là quá trình tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí còn thiếu trong công ty thông qua việc đăng tuyển, xem xét hồ sơ, chọn lọc, phỏng vấn và lựa chọn người phù hợp nhất. Đây là mô hình tìm kiếm nguồn cung ứng nhân lực phù hợp với doanh nghiệp, tổ chức vào đúng thời điểm.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện việc tìm kiếm nhân sự thông qua các kênh truyền thông xã hội, quảng cáo, bảng thông báo việc làm, phần mềm quản lý tuyển dụng,... 

 
 
Quy trình tuyển dụng là quá trình tìm kiếm ứng viên phù hợp với vị trí còn thiếu của doanh nghiệp.

Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự dựa trên những yếu tố nào?

Để tìm kiếm được một nhân sự phù hợp với vị trí công ty đang cần không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, việc xây dựng quy trình tuyển dụng chuẩn hóa sẽ giúp bộ phận nhân sự thực hiện đúng kế hoạch và tìm kiếm ứng viên một cách hiệu quả nhất. 

Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, quy mô, cơ cấu tổ chức và tính chất hoạt động mà quy trình tuyển dụng của các doanh nghiệp có thể khác nhau. Tuy nhiên, quy trình đó cần được xây dựng dựa trên 2 nhóm nhân tố sau:

Nhân tố bên trong doanh nghiệp:

Thương hiệu của doanh nghiệp

Chính sách tuyển dụng

Kế hoạch hóa nhân lực

Văn hóa tổ chức

Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

Kinh tế chính trị

Văn hóa xã hội

Thị trường lao động

Pháp luật nhà nước quy định về vấn đề tuyển dụng trong doanh nghiệp

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về việc chiêu mộ nhân tài

 
 
Quá trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

Để xây dựng được một quy trình tìm kiếm nhân sự tài năng, các doanh nghiệp có thể tham khảo các bước dưới đây.

1. Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự

Trước khi bắt tay vào việc tuyển dụng, doanh nghiệp cần thực hiện đối chiếu mục tiêu kinh doanh để đề ra mục tiêu nhân sự cần đáp ứng. Ngoài ra, cần theo dõi tình hình nhân sự hiện tại để bù đắp các vấn đề về số lượng và chất lượng: các kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức cần có,... Vì vậy, ở bước này, nhân sự có trách nhiệm tuyển dụng cần thực hiện các công việc:

Xác định vị trí và số lượng nhân sự cần bổ sung

Thời gian và những yêu cầu đặc biệt cho vị trí này

Ước tính có sự gia tăng khối lượng công việc khi tuyển người mới không?

Phân tích hiệu suất và đưa ra danh sách về phẩm chất, kỹ năng, trình độ mà doanh nghiệp cần bổ sung

2. Xây dựng mô tả công việc theo nhu cầu thực tế của phòng ban

Sau khi đã hoàn thành kế hoạch tuyển dụng nhân sự, cần chuẩn bị một bản mô tả công việc hay còn gọi là JD - Job Description. Đây sẽ là bản mô tả cụ thể về những công việc mà vị trí này cần phải làm, yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức cần thiết. Những tiêu chí này sẽ xuất phát từ nhu cầu thực tế của phòng ban và doanh nghiệp. Thông qua bản JD này, ứng viên sẽ tự tham chiếu với bản thân và quyết định ứng tuyển hay không. 

Xem thêm: Xây dụng quy trình tuyển dụng dựa trên khung kỹ năng

3. Tìm kiếm ứng viên

Khi đã hoàn thành các bước chuẩn bị, nhà tuyển dụng cần thông báo và đăng tuyển trên các kênh truyền thông khác nhau như: hội nhóm, diễn đàn, kênh truyền hình, tờ báo, quảng cáo, ứng dụng tìm việc,... Các doanh nghiệp nên lựa chọn những kênh tuyển dụng uy tín, phù hợp nhằm tiếp cận đúng đối tượng ứng viên cần tìm nhưng vẫn tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa chi phí.

4. Sàng lọc và lựa chọn

Sau khi nhận được khối lượng lớn hồ sơ ứng tuyển, nhà quản lý cần thực hiện lựa chọn ứng viên phù hợp. Bạn có thể thực hiện thông qua 4 giai đoạn sau:

Duyệt hồ sơ dựa trên những yêu cầu tối thiểu đã đề ra

Phân loại các nhóm hồ sơ ưu tiên qua các yếu tố như: kinh nghiệm liên quan, chứng chỉ, kiến thức chuyên môn… 

Chọn những ứng viên đáp ứng đủ hai tiêu chí trên

Lưu lại những mục cần thiết nhằm trao đổi sâu hơn với ứng viên trong buổi phỏng vấn

5. Thực hiện phỏng vấn

Bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng là sắp xếp thời gian và lên lịch phỏng vấn. Tùy thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu mà bộ phận tuyển dụng có thể lựa chọn hình thức phỏng vấn như: trực tiếp tại văn phòng, kiểm tra tâm lý, test trình độ, phỏng vấn qua điện thoại, video call,...

6. Đưa ra đánh giá và tuyển dụng

Dựa trên những thông tin đã thu thập được trong buổi phỏng vấn của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể xem xét, đánh giá và quyết định ứng viên nào phù hợp với những tiêu chí của doanh nghiệp. Đồng thời,doanh nghiệp cũng nên tham chiếu thông tin nhằm kiểm chứng những thông tin liên quan đến hồ sơ của ứng viên.

Xem thêm: Nhân tài - Đừng chỉ đi tìm, các doanh nghiệp hãy thật thu hút 

7. Lộ trình hội nhập rõ ràng cho nhân sự mới

Khi bắt đầu nhận việc, nhà tuyển dụng nên tạo điều kiện để ứng viên làm quen với các phòng ban, từng nhân sự cũng như quy trình làm việc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cung cấp các kiến thức mới liên quan đến vị trí công việc của nhân viên đó, vạch rõ công việc, nhiệm vụ cần làm trong thời gian làm quen ban đầu. Đồng thời, hãy khiến nhân sự mới cảm thấy được chào đón và bớt lúng túng khi bước chân vào môi trường mới.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến quy trình tuyển dụng nhân sự tại doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề, tính chất công việc, quy mô và cơ cấu tổ chức mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và tuyển dụng nhân tài.