3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,544 Xem thêm Liên hệ

Video

Quản lý bán hàng cho B2B và B2C như thế nào ?

Quản lý bán hàng cho B2B và B2C như thế nào ?

Chỉ vài thập niên trước, chẳng có mấy người ao ước rằng mình sẽ trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng cả. Nhưng ngày nay, hơn ba tỷ người trên Trái đất kết nối với nhau qua Internet. Thế giới trở nên phẳng hơn, khiến cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường của mình cũng lớn hơn.

Điều này vô hình chung biến bán hàng (selling) trở thành một nghề nghiệp "hot"  trong xã hội. Nhưng, selling về bản chất không giống như những thành kiến vốn tồn tại trong suy nghĩ của chúng ta. Để trở thành một người bán hàng tài giỏi, bạn cần phải hiểu rõ những khái niệm đặc thù, như B2B hay B2C.

Tổng quan về B2B và B2C

B2B là từ viết tắt của “Business to Business – Doanh nghiệp và doanh nghiệp” – mô hình kinh doanh thương mại điện tử xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau.

B2C (Business to Custome) thương mại điện tử B2C là các giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng.

Sự khác biệt cơ bản giữa B2B và B2C

Đặc điểm

B2B

B2C
Lượng khách hàng

Thường hạn chế hơn

Đông đảo
Khối lượng mua hàng

Nhiều

Ít
Quy trình mua hàng

Nhiều bước , phức tạp

Ít bước, dễ dàng
Quan hệ với khách hàng

Quan hệ chặt chẽ

Quan hệ xây dựng trên tính trung thành và độ thỏa mãn của khách hàng
Đặc trưng của khách hàng

Lựa chọn ít dựa trên cảm tính, mà trên hiệu quả hoạt động

Lựa chọn của nhà bán lẻ dựa trên cảm xúc và hình ảnh, ấn tượng

 

 

>> Xem thêm: Quản lý dữ liệu khách hàng hiệu quả trong bán hàng

Sự khác biệt giá bán hàng giữa thị trường B2B và B2C

Yếu tố

B2B

B2C

Giá niêm yết

Không phải giá cuối cùng

Là giá cuối cùng khi đến tay người tiêu dùng

Giá thực tế

Không phải là giá niêm yết.

Là giá đã thông qua thương lượng.

Là giá cuối cùng khi thực hiện giao dịch

Là giá niêm yết

Giá chiết khấu

Chiết khấu tiền mặt

Chiết khấu thương mại

Chiết khấu số lượng

Giảm giá cuối kỳ

Giá FOB & CIF

Hình thức chiết khấu hạn chế hơn B2B, chiết khấu về số lượng

Quan hệ đối tác

Ảnh hưởng nhiều đến giá thực tế

Nếu 2 bên có quan hệ tốt giá thương thảo sẽ tốt hơn

Ít ảnh hưởng hơn

Thương thảo giá

Xuất hiện trong mọi trường hợp mua bán

Ít xuất hiên hơn

Độ co dãn cầu

Ít nhạy hơn với giá

Nhạy cảm với giá

Đấu thầu cạnh tranh

Rất phổ biến

Không phổ biến

Thị trường mục tiêu

Nhỏ và tập trung

Rộng lớn

 

 

Như vậy có thể thấy, B2B chú trọng về mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhau. Tuy nhiên hơi phức tạp về quy trình giao dịch. Còn B2C thì khách hàng là đại chúng, mối quan hệ ít khăng khít, thuận mua vừa bán.

Dù bạn lựa chọn thị trường nào, cũng có thể bạn sẽ kết hợp cả hai loại hình nhưng hãy đảm bảo hàng hoá của bạn luôn chất lượng và giá cả hợp lý để giữ cho công việc được nhanh hơn và dễ dàng hơn dù dùng bất cứ phương pháp nào.

Hai thị trường B2B và B2C này được ứng dụng rõ nét trong phần mềm quản trị doanh nghiệp của Công ty Viindoo chúng tôi. Có thể thấy rõ nhất qua việc mỗi khách hàng doanh nghiệp hoặc mỗi nhóm khách hàng chúng ta có thể đưa ra từng bảng giá riêng và gắn thẳng trực tiếp đến khách hàng doanh nghiệp hoặc nhóm khách hàng đó.

 

 

Xây dựng Bảng giá cho Khách hàng lẻ (B2C) trong phần mềm bán hàng Viindoo Sales

Còn rất nhiều tính năng để phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh cũng như đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Bạn hãy trải nghiệm ngay bằng cách đăng kí ngay tài khoản miễn phí trên Viindoo với sự trợ giúp của các chuyên viên tư vấn và tài liệu trực tuyến rất chi tiết để trải nghiệm nhé!