3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,655 Xem thêm Liên hệ

Video

OKR là viết tắt của từ gì? Các bước triển khai OKR cho doanh nghiệp

OKR là viết tắt của từ gì? Các bước triển khai OKR cho doanh nghiệp

OKR là một thuật ngữ khá phổ biến được biết đến trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Đây được coi là một phương pháp quản trị chiến lược, đảm bảo phát triển doanh nghiệp bền vững. Bài viết dưới đây, Viindoo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình cũng như cách triển khai hiệu quả. 

OKR là viết tắt của từ gì?

OKR là viết tắt của cụm từ Objective & Key Results. Thuật ngữ này có nghĩa là quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt. Đây là một phương pháp được ứng dụng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng các bước đo lường để hướng tới một mục tiêu cụ thể. 

>> Xem thêm: Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt - OKRs
 
 
 

OKR là thuật ngữ phổ biến đối với các doanh nghiệp 

Nguyên lý hoạt động của OKR dựa trên 2 câu hỏi: “Objective” Tôi muốn đi đâu? và “Key Results” Tôi đến đó bằng cách nào? Hệ thống được duy trì từ cấp cao tới từng cá nhân trong doanh nghiệp. OKR hiệu quả sẽ tạo ra được mối liên kết chặt chẽ giữa các tầng mục tiêu. Hơn nữa khi tập trung vào một điểm sẽ gia tăng tình đoàn kết, đồng lòng vì sự phát triển chung của doanh nghiệp.

OKR quan trọng thế nào đối với doanh nghiệp?

Objective Key Results (OKR) là công cụ đã được triển khai áp dụng lần đầu tiên vào những năm 1970. Cho đến nay, những thành tựu trong quá trình thực hiện thực tế tại các doanh nghiệp đã minh chứng được giá trị quan trọng của mô hình này. Cụ thể là:

 
 
OKR mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp 

Liên kết nội bộ chặt chẽ: OKR được áp dụng xuyên suốt trong các cấp bậc doanh nghiệp giúp kết nối cá nhân, phòng ban cùng hướng tới mục tiêu chung. 

Tập trung vào vấn đề thiết yếu: OKR thường đưa ra 3-5 mục tiêu chính trong từng hoạt động. Từ đó, mọi hoạt động thực hiện đều ưu tiên vào mục tiêu hệ trọng, giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Tăng tính minh bạch: OKR đảm bảo mọi thông tin hoạt động được công khai minh bạch tới toàn thể nhân viên. Qua đó, mọi người có thể dễ dàng nắm bắt kịp thời công việc và triển khai đồng nhất.

Trao quyền tới nhân viên: Do đặc thù OKR có tính minh bạch nên toàn bộ nhân viên sẽ được trao quyền theo dõi, tự đánh giá và kiểm tra kết quả của bản thân. Đồng thời, có những ý kiến đóng góp vì sự phát triển chung cho doanh nghiệp.

Giúp đo lường tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Công cụ OKR giúp đo lường một cách chính xác kết quả hoàn thiện mục tiêu cá nhân, phòng ban. Kết quả này được phản ánh cụ thể thông qua các chỉ số rõ ràng. Doanh nghiệp từ đó có cái nhìn khách quan hơn trong việc triển khai. 

Đạt kết quả vượt bậc: Thông thường khi ứng dụng OKR mục tiêu sẽ được đặt ra cao hơn năng lực. Giải pháp sẽ tạo động lực giúp nhân viên nỗ lực hơn để phát huy tối đa khả năng đạt được những kết quả vượt bậc. 

Các bước triển khai OKR hiệu quả cho doanh nghiệp 

Để triển khai OKR hiệu quả, doanh nghiệp cần có bước đệm chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là những doanh nghiệp mới lần đầu sử dụng OKR. Thời gian hợp lý để hoàn thiện các bước chuẩn bị này là khoảng 6 tuần trước khi bắt đầu một quý, hay năm mới. Các bước triển khai OKR cụ thể như sau:

 
 
 
 
OKR cần được thực hiện dựa trên các bước hiệu quả 

1. Xác định OKR cho doanh nghiệp

Căn cứ vào số liệu kết quả thực tiễn về tình hình kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thống nhất đưa ra 3-5 mục tiêu chính trong quý hoặc năm tiếp sau đó. Khi đã hoàn thành thiết lập mục tiêu, các đơn vị phòng ban trong công ty sẽ xác định kết quả cụ thể để hướng tới đạt được mục tiêu đó. 

>> Xem thêm: Những lầm tưởng của doanh nghiệp về OKRs

2. Xác định hệ thống tổ chức thực hiện quản lý OKR

Do đặc thù quy mô tổ chức của mỗi đơn vị là khác nhau, nên việc theo dõi OKR không phải là điều dễ hiểu. Để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp cần vạch sẵn quy trình để các bước thực hiện đạt hiệu quả tối ưu. Khi doanh nghiệp đã có lộ trình và cách thức cụ thể sẽ đảm bảo định hướng dễ dàng và hiệu quả hơn. 

3. Phổ biến với đơn vị trưởng phòng ban, bộ phận để phác thảo mục tiêu phòng ban bộ phận

Trước khi bắt đầu triển khai OKR, việc tổ chức các cuộc họp với người đứng đầu phòng ban trong doanh nghiệp là việc làm cần thiết. Cuộc họp có sự trao đổi, thống nhất giữa các đại diện sẽ vạch ra kế hoạch cụ thể cho OKR. 

Nội dung trong cuộc họp cần làm rõ: OKR là gì? Vì sao cần sử dụng mô hình này trong hệ thống của doanh nghiệp? Những ưu, nhược điểm trong quá trình triển khai, ứng dụng? Qua đó lấy ý kiến của mọi người để triển khai sao cho hợp lý. 

4. Phổ biến OKR tới toàn doanh nghiệp

Sau cuộc họp với các đại diện phòng ban, Ban lãnh đạo nên phổ biến công khai OKR tới toàn thể công ty trong cuộc họp. Tại đây, các lãnh đạo cũng cần nêu rõ được sự cần thiết của OKR với sự phát triển của doanh nghiệp. Điều quan trọng nhất là để toàn thể mọi người hiểu rõ được bản chất cũng như những giá trị mà mô hình này mang lại. Từ đó, các bộ phận phòng ban đồng nhất cách thức thực hiện cũng như nỗ lực hơn vì mục tiêu chung. 

5. Trưởng phòng ban bộ phận cùng thành viên phác thảo mục tiêu cá nhân

Sau cuộc họp với ban lãnh đạo, đại diện phòng ban sẽ trực tiếp phổ biến OKR tới từng nhân viên của mình. Thông qua đó, lãnh đạo sẽ nắm bắt được sự nhìn nhận, đánh giá của các cá nhân. Cuộc thảo luận diễn ra 2 chiều nhân viên có quyền được nói lên tiếng nói, những mong muốn kỳ vọng của mình. Đồng thời, công ty cũng dễ dàng đưa ra những vấn đề mong đợi nhân viên của mình có thể thực hiện được. 

6. Kết nối, phân tầng và trình bày OKR

Sau khi đã thống nhất cụ thể với từng nhân viên, lãnh đạo phòng ban nên xem xét lại những ý kiến của họ. Qua đó, người đứng đầu nên cân nhắc có ảnh hưởng tới mục tiêu chung đã đặt ra hay không. Nếu tất cả đều đồng thuận thì có thể trình bày OKR tại cuộc họp toàn công ty sau đó. Đồng thời, các phòng ban thống nhất hướng đi trong giai đoạn tiếp theo.

7. Theo dõi, quản lý hoạt động OKR cá nhân

OKR được triển khai theo kế hoạch, nhà quản lý cần theo dõi, kiểm tra liên tục để đảm bảo mọi hoạt động đều diễn ra theo đúng định hướng ban đầu. 

OKR là phương pháp quản trị mục tiêu hiệu quả mà doanh nghiệp nên ứng dụng để tối ưu hóa hoạt động quản lý. Viindoo OKR - Quản trị Hiệu suất Doanh nghiệp theo Mục tiêu và Kết quả then chốt ra mắt tự hào là công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp kết nối, theo dõi kết quả then chốt một cách trực quan và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tìm hiểu thêm về giải pháp OKR chuyên nghiệp này!