3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,531 Xem thêm Liên hệ

Video

Hiểu đúng về Mô hình Marketing 7P

Hiểu đúng về Mô hình Marketing 7P

Nếu mô hình Marketing 4P được thiết kế vào thời điểm mà các doanh nghiệp có xu hướng bán sản phẩm hơn là bán dịch vụ thì Mô hình 7P trong marketing là sự thừa kế và nâng cấp nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường. Dễ dàng nhận thấy, trong kỷ nguyên Khách hàng là trung tâm mô hình này đang gắn chặt với những mục tiêu về dịch vụ khách hàng và khẳng định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. 

Marketing 7P là gì?

Khái niệm 7P trong Marketing được hình thành trong giai đoạn từ sau thế kỷ 20, khi các doanh nghiệp nhận ra sự thiếu hụt trong mô hình 4P truyền thống và chưa sự chú trọng đến dịch vụ và vai trò của dịch vụ khách hàng trong quá trình phát triển thương hiệu.

Được kết hợp giữa mô hình truyền thống và những yếu tố hiện đại, 7P nhanh chóng thể hiện được vai trò của mình. Các doanh nghiệp có thể tạo sự uy tín cho thương hiệu của mình, tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng, đồng thời xây dựng chiến lược cạnh tranh với đối thủ.

 

 
 
Mô hình 7P trong marketing

Product (Sản phẩm/Dịch vụ): Sản phẩm được thiết kế và sản xuất ra có đáp ứng đúng nhu cầu và đuổi kịp xu hướng tiêu dùng của thị trường mà doanh nghiệp hướng tới?

Price (Giá/Phí): Để có thể cạnh tranh với đối thủ hiệu quả, tăng doanh thu cho đơn vị, chúng ta cần có chính sách định giá thế nào cho phù hợp?

Place (Phân phối/Truy cập): Có những lựa chọn phân phối mới nào để khách hàng trải nghiệm sản phẩm? Ví dụ: trực tuyến, tại cửa hàng, di động,...

Promotion (Xúc tiến/Quảng cáo): Để khách hàng có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, bạn có thể lựa chọn, kết hợp những kênh truyền thông nào, các chiến lược quảng bá ra sao?

Process (Quy trình): Những rào cản quy trình nội bộ có ảnh hưởng đến việc mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng?

People (Con người): Nhân viên của doanh nghiệp là ai và họ cần được đào tạo những kỹ năng gì để đảm bảo chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm cho khách hàng?

Physical Evidence (Điều kiện vật lý): Làm thế nào để nâng cao trải nghiệm khách hàng, ví dụ như các tòa nhà ấn tượng, đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt, trang web tuyệt vời?

1. Product: Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh 

Sản phẩm là nơi khởi đầu của các chiến dịch Marketing, yếu tố tiên quyết tác động tới sự lựa chọn của khách hàng. Có rất nhiều yếu tố quyết định giá trị sản phẩm tùy như: Nhu cầu thực tế thị trường tại thời điểm, chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu sản phẩm,… nhưng quan trọng hơn cả là cảm nhận và phản hồi của khách hàng về sản phẩm của bạn. Họ có cảm thấy nó hữu ích hay không? Màu sắc, kích thước, thương hiệu… điều gì ở sản phẩm sẽ thúc đẩy quyết định mua hàng của họ?

Từ đó thấy rõ, để có được tương tác của khách hàng, doanh nghiệp cần tạo ra thật nhiều “điểm chạm” thông qua việc cung cấp thông tin đa chiều về sản phẩm. 

 


Các doanh nghiệp cần thay đổi từ chính cách quản lý sản phẩm, cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm cả hình ảnh

2.Price: Định giá sản phẩm

Giá cả trong một chiến lược marketing không đơn giản chỉ là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để mua sản phẩm mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh như doanh thu, lợi nhuận của cả doanh nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 

 

Để tránh nhầm lẫn và áp dụng chồng chéo, các doanh nghiệp cần một công cụ để quản lý và xây dựng các chiến lược giá bán. 

Cách định giá của sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng và mức độ hài lòng của khách hàng. Xu hướng này được thấy rõ vào thời điểm dịp Lễ Tết trong năm, các mức giá ưu đãi, chương trình quà tặng, khuyến mãi được các thương hiệu triển khai như một hình thức kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, những thay đổi về giá cần có chiến lược và lên kế hoạch cân đối để giữa doanh số và lợi nhuận chứ không đơn giản là dọn dẹp các mặt hàng tồn kho ra khỏi hệ thống.

Bên cạnh các chính sách ưu đãi, giảm giá, bạn cũng cần nghiên cứu về các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường hoặc các bên đối thủ: hình ảnh, giá trị thương hiệu, chất lượng sản phẩm… từ đó định ra một mức giá thật cạnh tranh. 

3. Place: Kênh phân phối

“Place” trong mô hình 4P dùng để chỉ các địa điểm mà khách hàng đến mua sản phẩm. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ số, khái niệm “Place” được mở rộng, bao gồm các địa điểm cả offline và online - những nơi mà khách hàng tiềm năng có thể xuất hiện. Điều này đòi hỏi một sự nghiên cứu thị trường nghiêm túc thông qua các số liệu từ đối thủ và quá trình thử nghiệm của chính doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ tìm được các kênh phân phối sản phẩm hoặc nội dung hiệu quả nhất có thể kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu của bạn.

 


Bán hàng đa kênh đang trở thành xu hướng tất yếu, xoa quanh trọng tâm là khách hàng, kết nối tất cả các kênh bán hàng thành một chuỗi khép kín. 

Mô hình 7P thực tế còn đề cập tới sự khác biệt của ngành dịch vụ, sản phẩm là vô hình không giống như sản phẩm hữu hình nên không thể phân phối qua nhiều cấp để đến tay người tiêu dùng mà nó được bán trực tiếp từ nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ sẽ được tạo ra ngay khi có người mua, không cần dự trữ như sản phẩm hữu hình. Nhưng bạn vẫn cần phải xác định kênh phân phối sản phẩm ở nơi dễ tiếp cận với mục tiêu khách hàng tiềm năng như sản phẩm hữu hình.

4. Promotion: Xúc tiến thương mại/quảng bá sản phẩm đến khách hàng

Kỷ nguyên Khách hàng là trung tâm không còn tập trung hoàn toàn vào những yếu tố khuyến mãi, ưu đãi quà tặng mà tập trung vào xây dựng và cải thiện mối lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp. Thực tế, quyết định mua hàng không còn 100% nằm ở giá cả mà còn nằm ở giá trị thương hiệu của sản phẩm. 

Doanh nghiệp cần thực hiện song song việc truyền thông thương hiệu, truyền thông sản phẩm thông qua các kênh truyền thông, chiến lược khuyến mãi,… Mọi thông điệp cần nhất quán, tạo sự thu hút, thúc đẩy nhu cầu mua hàng từ khách hàng. Các hoạt động xúc tiến thương mại trong kỷ nguyên khách hàng tập trung vào ba phương thức chính:

Quảng cáo: Thường tập trung vào các hình thức truyền tải thông điệp trả phí TVC truyền hình, quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng…

Quan hệ công chúng: Thông qua hình thức như thông cáo báo chí, sự kiện, tài trợ, để đưa sản phẩm của doanh nghiệp bạn tiếp cận trực tiếp với tệp khách hàng tiềm năng. 

Marketing truyền miệng: Khiến người khác giới thiệu và đề xuất sản phẩm của bạn. Đây là cách truyền đạt về giá trị sản phẩm thông qua sự hài lòng của các khách hàng.

5. People: Con người

Mô hình marketing 7P nhận diện và chỉ rõ vai trò quan trọng của tệp khách hàng nội bộ trong doanh nghiệp. Nhân viên chính là những người trực tiếp phân phối sản phẩm, dịch vụ và đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình mua hàng. 

Thái độ tích cực và năng lực chuyên môn của họ sẽ quyết định trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Đây cũng chính là yếu tố tác động trực tiếp đến thương hiệu doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Do vậy, mọi nhân viên cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

6. Process: Quy trình

Process nhấn mạnh đến các quy trình mà bạn dùng để cung cấp sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các dịch vụ hậu mãi. Có thể nhắc tới một vài quy trình thông dụng nhất với các doanh nghiệp như: Giao hàng tận nơi; Bảo hành sản phẩm; Trả hàng và hoàn tiền; Thu thập phản hồi khách hàng…

 

 

Làn sóng công nghệ 4.0 đã tác động đến thị hiếu người tiêu dùng, khách hàng đề cao sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian. 

Quy trình làm việc nhanh gọn, thời gian phản hồi nhanh chóng và đúng với thỏa thuận với khách hàng luôn được đánh giá cao. Cùng với đó, sự trải nghiệm về dịch vụ trong quá trình chờ đợi mua sản phẩm, sự giúp đỡ nhiệt tình, phong thái chuyên nghiệp của nhân viên… cũng đều là những yếu tố tích cực mang đến đến sự hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp. 

7. Physical Evidence (Điều kiện vật lý)

Physical Evidence cung cấp các dấu hiệu hữu hình tác động chất lượng trải nghiệm mà một doanh nghiệp đang cung cấp.

Đối với một cửa hàng, điều kiện vật chất là diện tích, không gian trang trí, quầy kệ, đồng phục của nhân viên hoặc có thể là các đánh giá về sản phẩm và dịch vụ ngay trên website: Phản hồi của những khách hàng đã từng mua, đánh giá 5 sao về sản phẩm, khung chat tư vấn sản phẩm trực tiếp…

Kết

Không quá khó để hiểu mô hình 7P trong Marketing, nó đơn giản là khái niệm để chỉ tập hợp các công cụ hữu ích từ việc lên ý tưởng sản phẩm đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường mục tiêu.

Trong kỷ nguyên khách hàng, vai trò của mô hình 7P trong Marketing càng trở nên quan trọng, nó tác động trực tiếp tới toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ việc hình thành ý tưởng sản xuất cho tới khi đưa được sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Vận dụng sáng tạo mô hình 7P là cách để giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế đòn bẩy khi cạnh tranh với đối thủ, thu hút khách hàng và kịp thời thích ứng với những thay đổi của thị trường và tác động của môi trường bên ngoài.