3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,605 Xem thêm Liên hệ

Video

Giữ chân nhân tài: Lời giải nào cho bài toán khó?

Giữ chân nhân tài: Lời giải nào cho bài toán khó?

Ngoài việc tìm ra đường lối phát triển tốt nhất, giữ chân nhân tài cũng là bài toán khiến rất nhiều doanh nghiệp đau đầu tìm hướng giải quyết. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh ngày một đưa ra những lợi ích tốt hơn khiến việc “chảy máu chất xám” của công ty diễn ra liên tục. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải cho bài toán này.

Dấu hiệu nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp

Trước tiên, các nhà quản trị nhân lực cần phải nhận biết được thế nào là một nhân tài khiến doanh nghiệp nhất định phải trọng dụng. Vậy giữa hàng trăm hàng nghìn nhân viên, làm cách nào để chúng ta có thể chọn ra ai mới là nhân tài thực sự? Hãy dựa vào những phẩm chất dưới đây để xác định nhé!

 
 
Dấu hiệu nhận biết nhân tài trong doanh nghiệp.

1. Thông qua mục tiêu theo đuổi

Nhân tài của công ty luôn có những mục tiêu, định hướng rất rõ ràng trong ngắn hạn và dài hạn để hướng tới. Đó không chỉ là những mục tiêu cá nhân mà còn là mục tiêu trong công việc. Thấu hiểu rõ mục tiêu của nhân viên sẽ giúp bạn xác định được đâu thật sự là một nhân tài cần giữ trong công ty.

2. Thông qua năng lực và giá trị đem lại

Dĩ nhiên, để nhận biết nhân tài, bạn phải nhìn vào năng lực thật sự của họ trong công việc cũng như những cống hiến, những giá trị mà họ đem về cho công ty. 

Điều đó không thể hiện qua bằng cấp chuyên môn, thâm niên công tác mà bằng chính hiệu quả, hiệu suất công việc. Hiệu quả này cần phải được đo đếm rõ ràng bằng sự thành công của các dự án, bằng doanh thu… không thể được xác định một cách cảm tính. 

3. Thông qua thái độ làm việc

“Thái độ quan trọng hơn trình độ”. Những người thực sự tài năng luôn là những người có thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với công việc và không bao giờ có khái niệm đổ lỗi. Đồng thời, họ cũng là những người luôn xông pha, nhiệt tình nhận mọi nhiệm vụ được giao. 

Sự tài năng của họ còn được thể hiện ở việc họ luôn chủ động đưa ra những ý tưởng mới đầy sáng tạo và có tính khả thi, thay vì “chỉ đâu đánh đó, bảo gì làm nấy” như những nhân viên thông thường. 

4. Thông qua đánh giá từ đồng nghiệp xung quanh

Để xác định được nhân tài của một công ty, người quản lý phải có ý kiến ​​khách quan của riêng mình và không bị ảnh hưởng bởi tình cảm/thiện cảm cá nhân. Đánh giá từ đồng nghiệp là một nguồn thông tin quan trọng để xác định nhân tài. Những đồng nghiệp trực tiếp làm việc hàng ngày với nhân viên đó sẽ có những đánh giá khách quan về năng lực cũng như thái độ làm việc, sự hòa đồng vào tập thể.

 Xem thêm: Employer Branding là gì? Tại sao Doanh nghiệp cần xây dựng Employer Branding?

5 cách giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài

Nếu bạn nhìn ra được đâu là một nhân viên tài năng thì cũng có nghĩa bộ phận tuyển dụng của những công ty khác sẽ làm được điều đó. Các doanh nghiệp khác cũng không ngừng đưa ra những phúc lợi và mức lương thưởng hấp dẫn khiến nguồn nhân tài chảy ngược về phía họ. Để giải quyết bài toán khó này, doanh nghiệp có thể tham khảo một số cách sau:


 

5 cách giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài.

1. Đề cao khâu tuyển dụng

Khi tuyển đầu vào, hầu như nhân sự nào cũng cam kết nỗ lực trong công việc và gắn bó lâu dài trong công ty. Tuy nhiên, chúng ta hãy nên tìm kiếm những người quan tâm đến việc cải thiện kỹ năng và sự nghiệp của họ hơn là những người hoạt động tích cực và được thúc đẩy bởi tiền bạc hoặc những mục tiêu đơn thuần. 

Bằng cách đặt ra những kỳ vọng rõ ràng khi tuyển dụng, bạn có thể tránh được sự thất vọng của cả hai bên. Hiểu biết và hòa nhập văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng đối với những nhân viên tiềm năng.

Ngay từ khâu tuyển dụng, bạn cần tìm đến các kênh tuyển dụng uy tín để có thể tiếp cận với nguồn ứng viên chất lượng cao: quy trình lọc CV, phỏng vấn, test… cũng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản. 

2. Đưa ra những đánh giá đúng đắn

Bằng cách giám sát và chia sẻ kết quả, người quản lý có thể dễ dàng nhận thấy nhân viên nào đang (hoặc không) đạt được mục tiêu của họ. Đánh giá hiệu suất mang lại cho công ty cơ hội để công nhận và tôn vinh những cá nhân xuất sắc nhất. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải khách quan, công bằng và dựa trên những tiêu chí rõ ràng, minh bạch. Chiến lược tốt nhất để đánh giá và giữ chân được nhân tài trong công ty là lắng nghe, quan sát và chú ý đến nhận xét từ các nhân viên khác để đưa ra những hành động chính xác nhất. 

3. Giữ mối quan hệ tốt với cấp dưới

Người quản lý cần có kỹ năng giao tiếp tốt với cấp dưới của mình, đặc biệt là sự khéo léo và nhạy bén để thấu hiểu nhân viên đang nghĩ gì, đang gặp vấn đề gì và kịp thời điều chỉnh. 

Hầu hết nhân viên thường nghỉ việc do người quản lý chứ không phải do công ty. Đào tạo các nhà quản lý để giao tiếp tốt là một trong những chiến lược giữ chân nhân tài hiệu quả nhất.

4. Mức lương và chế độ phúc lợi tốt

Không một nhân tài nào có thể ở mãi một công ty nếu như công ty đó không có chế độ phúc lợi tốt nhất cho họ. Doanh nghiệp cần cố gắng đa dạng hóa các lợi ích cá nhân càng nhiều càng tốt cho những người tài, dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu của họ.

Ngoài mức lương tương ứng với năng lực và giá trị họ đem lại cho công ty, cần có thêm thưởng và các khoản phúc lợi khác không chỉ dành cho nhân viên mà còn cho gia đình họ. Một số doanh nghiệp hiện nay có chính sách giữ chân nhân tài bằng cách tặng cổ phần. Điều đó có ý nghĩa khích lệ tinh thần rất lớn và cũng khẳng định sự cam kết của công ty đối với họ.

  Xem thêm: Thách thức của Doanh nghiệp trong cuộc chiến tối ưu hiệu quả tuyển dụng 

5. Tuyên dương và công nhận

Chính sách khen thưởng những cá nhân tài năng trong công việc là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với nhân viên. Khen thưởng một nhân viên xuất sắc là một cách để tạo ra một văn hóa khuyến khích mọi người muốn trở thành một tấm gương như nhau.

Nhân tài là nguồn lực quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con đường phát triển của doanh nghiệp đó. Vậy nên, giữ chân nhân tài là việc làm cấp thiết lúc này. Hy vọng thông qua những trao đổi bên trên đã giúp các nhà quản trị nhân lực đưa ra được hướng đi mới cho doanh nghiệp mình.