3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 127,894 Xem thêm Liên hệ

Video

Doanh nghiệp cần làm gì khi nhân viên không làm việc hết hiệu suất?

Doanh nghiệp cần làm gì khi nhân viên không làm việc hết hiệu suất?

Theo khảo sát được thực hiện bởi CareerBuilder: cứ bốn người đi làm thì có một người cảm thấy chán nản với công việc của mình, và số người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong hai năm gần đây. Thờ ơ, không mục tiêu, thiếu động lực v.v. là những biểu hiện của nhóm nhân viên này, họ là những người không nỗ lực cống hiến, không làm việc hết hiệu suất và chỉ đi làm trong trạng thái cầm chừng để có sự ổn định.

Nhân viên không làm việc hết hiệu suất: nguyên nhân trì trệ bộ máy vận hành của doanh nghiệp

Việc xây dựng và duy trì một đội ngũ nhân sự chất lượng luôn là bài toán khó với các nhà quản lý. Đặc biệt khi xu hướng “làm việc cầm chừng” ngày càng gia tăng bởi những nhân viên dù chán nản, thiếu động lực và không có sự gắn kết với công ty nhưng vẫn chọn bám trụ và không có ý định nghỉ việc. Theo Gallup, những nhân viên không làm việc hết hiệu suất có tỷ lệ vắng mặt cao hơn 37%, sức sáng tạo thấp hơn 18% và khả năng tạo lợi nhuận ít hơn 15%. Rõ ràng, nhóm nhân viên này chính là nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng tới hiệu suất của cả doanh nghiệp. Và đáng lo ngại hơn, họ còn tác động và gây ảnh hưởng đến những nhân viên khác bằng thái độ, hành vi tiêu cực.

Động lực - yếu tố thiết yếu đảm bảo hiệu suất làm việc của nhân viên

Có thể thấy, vấn đề của nhóm nhân viên “làm việc cầm chừng” là làm việc không hết sức bởi họ thiếu động lực trong công việc. Vì thế, để giúp nhóm nhân viên này thoát khỏi tình trạng thành tích dưới mức mong đợi, bài toán quản trị với các nhà quản lý là phải tìm cách tạo động lực trong công việc cho họ. Vậy, làm thế nào để nhà quản lý có thể khích lệ và tạo động lực thúc đẩy họ nỗ lực cống hiến hết mình?

1. Cho nhân viên thấy được tầm nhìn và mục tiêu chung của doanh nghiệp

Việc thấy được ý nghĩa và mục tiêu của công việc là yếu tố quan trọng giúp nhân viên cảm thấy công sức của mình mang lại giá trị và có động lực cống hiến hết mình hơn. Theo báo cáo của Harvard Business Review, 89% Giám đốc điều hành tin việc nhân viên có nhận thức về mục tiêu chung của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hiệu quả làm việc, và 81% cho rằng các công ty có đội ngũ nhân viên luôn hướng tới mục tiêu chung sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn.

Một trong những cách tốt nhất để mọi nhân viên đều nhìn thấy được mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là ứng dụng phương pháp Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả then chốt (OKR). Ứng dụng OKR vào quản lý, doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống mục tiêu cho công ty và từng phòng ban, từng cá nhân một cách nhất quán, chặt chẽ. Đặc biệt, hệ thống mục tiêu này được công khai rộng rãi trong toàn doanh nghiệp. Nhờ đó, mọi nhân viên đều có thể thấy rõ sự liên kết giữa mục tiêu công ty với mục tiêu phòng ban, cá nhân, đồng thời giúp họ hiểu rõ giá trị bản thân tạo ra trong quá trình đóng góp vào mục tiêu chung của doanh nghiệp.

 
 

Giao diện trực quan theo sơ đồ cây trong Viindoo OKR giúp theo dõi chính xác tiến độ hoàn thành các cấp mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp.

2. Công nhận thành tích và ghi nhận những nỗ lực mà nhân viên cống hiến trong công việc

Khảo sát của Deloitte đã chỉ ra: hiệu suất công việc và sự gắn bó của nhân viên tăng 14% nếu được khen ngợi, ghi nhận. Điều này cho thấy, việc ghi nhận nỗ lực và công nhận thành tích sẽ giúp nhân viên thấy bản thân được trọng dụng và có động lực làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: căn cứ vào đâu và làm thế nào để nhà quản lý có thể khen ngợi đúng người, đúng việc? Bởi nếu không minh bạch, khách quan trong việc đánh giá, ghi nhận thành tích thì điều đó có thể gây tác dụng ngược và tạo sự bất mãn cho nhân viên.

Thực tế, không phải người quản lý nào cũng có thể giám sát và theo dõi được toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên. Quản lý công việc bằng phần mềm là công cụ đắc lực hỗ trợ nhà quản lý kiểm soát các nhiệm vụ và tiến độ làm việc một cách chính xác. Bên cạnh đó, việc ghi nhận thời gian làm việc thực tế của nhân viên trên từng nhiệm vụ thông qua dữ liệu chấm công là căn cứ để nhà quản lý có thể nắm được: Mỗi nhiệm vụ mất bao nhiêu thời gian để hoàn tất? Thời gian thực hiện thực tế có vượt quá thời gian dự kiến hay không? Đóng góp của nhân viên chiếm bao nhiêu phần trăm trong dự án? v.v. Nhờ đó, việc đánh giá hiệu quả làm việc sẽ khách quan và minh bạch, tạo căn cứ để nhà quản lý đưa ra các quyết định khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc.

 
 

Quản lý công việc hiệu quả với Viindoo Project tích hợp với Viindoo Timesheet giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách chính xác.

3. Tạo điều kiện cho nhân viên được nâng cấp và phát triển bản thân

Một nghiên cứu của Hiệp hội Đào tạo & Phát triển Hoa Kỳ (ASTD) cho thấy, các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào đào tạo nhân viên có thể đạt doanh thu cao hơn 57% và lợi nhuận gộp trên mỗi nhân viên cao hơn 37%. Rõ ràng, xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ và lộ trình thăng tiến là bước đi quan trọng giúp nhân viên phát triển kỹ năng, gia tăng hiệu suất làm việc.

Để nhân viên biết được mình cần làm gì, cần trau dồi kỹ năng nào, doanh nghiệp nên xây dựng các khung kỹ năng nhân sự tiêu chuẩn ứng với từng vị trí công việc. Căn cứ vào đó, nhân viên có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với công việc và biết chính xác bản thân cần trau dồi kỹ năng gì cho từng mốc trong lộ trình thăng tiến. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho nhân viên nâng cấp và phát triển bản thân thông qua việc tổ chức và xây dựng các khóa đào tạo nội bộ dựa theo khung kỹ năng đó.

 
 

Viindoo eLearning - Ứng dụng hữu ích để xây dựng và tổ chức các hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho nhân viên phát triển bản thân.

Có thể thấy, việc xây dựng và duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng luôn là bài toán khó với tất cả các nhà quản lý, nhưng việc giải quyết triệt để bài toán này cũng đồng thời mang lại cơ hội giúp doanh nghiệp tạo nền móng vững chắc trong quá trình phát triển. Các phương pháp tạo động lực cho nhân viên kết hợp với ứng dụng công nghệ là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu suất làm việc của nhân viên và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp trong thời đại số.