3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,645 Xem thêm Liên hệ

Video

Đặc điểm và cách thức hoạt động của SaaS

Đặc điểm và cách thức hoạt động của SaaS

Trước sự phát triển chóng mặt của công nghệ, SaaS ra đời với sứ mệnh hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và vận hành công ty một cách hiệu quả nhất chỉ qua kết nối Internet. Vậy SaaS có những đặc điểm nào? Cách thức vận hành của SaaS ra sao? Cùng Viindoo đi tìm câu trả lời ở bài chia sẻ dưới đây!

Những đặc điểm chính của mô hình SaaS

SaaS (Software-as-a-Service) là mô hình phân phối phần mềm dưới dạng dịch vụ được ứng dụng phổ biến trong những năm trở lại đây. Để có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn về mô hình này, cùng điểm qua 6 đặc điểm chính của SaaS dưới đây.

 
Đặc điểm chính của mô hình SaaS 

1. Kiến trúc đa người dùng

SaaS được xây dựng và phân phối qua nền tảng điện toán đám mây, vì thế kiến trúc của SaaS cho phép nhiều người dùng, chia sẻ cùng lúc trên một mã chung duy nhất hoặc cơ sở hạ tầng được duy trì tập trung của nhà cung cấp. Vì thế, mô hình SaaS cho phép nhiều người dùng cùng truy cập, cộng tác vào hệ thống chung một cách dễ dàng, thay vì phải mất thời gian, công sức triển khai chi tiết trên từng máy tính như trước. 

2. Truy cập tốt hơn

Vì được triển khai trên nền tảng điện toán đám mây nên hệ thống SaaS cho phép tất cả người dùng truy cập mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị có kết nối Internet. Thêm vào đó, mô hình SaaS hỗ trợ người dùng quản lý, giám sát và theo dõi quá trình sử dụng dữ liệu, đảm bảo việc tất cả thành viên trong hệ thống đều nhìn thấy thông tin trong cùng một thời điểm. Điều này giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức quản lý chung cho doanh nghiệp, đồng thời tối giản hóa công tác quản lý, truyền đạt thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.

>> Xem thêm: SaaS là gì và ngưỡng điều Doanh nghiệp cần biết về SaaS?

3. Tùy chỉnh dễ dàng

Tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, quy trình thực hiện mà doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh các ứng dụng mà không làm ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng chung. Bởi những tùy chỉnh này được thiết lập độc quyền cho mỗi người dùng và được bảo toàn thông qua nhiều lần nâng cấp hệ thống. Do vậy, các đơn vị cung cấp có thể thường xuyên đổi mới, nâng cấp hệ thống SaaS nhưng vẫn đảm bảo chi phí thấp và ít rủi ro cho khách hàng của mình.

4. Nâng cấp miễn phí

Nếu “mua đứt” các phần mềm thông thường khác, doanh nghiệp sẽ phải mất một khoản chi phí khá lớn cho việc bảo trì và nâng cấp thường xuyên. Tuy nhiên, với mô hình “cho thuê phần mềm” như SaaS, toàn bộ chương trình đã được lưu trữ sẵn trên Internet và được cập nhật tự động bởi đơn vị cung cấp. Vì thế, việc nâng cấp sẽ được thực hiện dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Đơn vị cung cấp có thể đổi mới, cập nhật phiên bản nhanh hơn mà không làm ảnh hưởng đến các chức năng sẵn có của SaaS, đặc biệt là các vấn đề bảo mật, quyền riêng tư và tốc độ. 

5. Tiết kiệm chi phí, triển khai linh hoạt

Sử dụng SaaS, doanh nghiệp sẽ không cần mất một khoản chi phí “khổng lồ” để mua phần mềm hay bảo trì, nâng cấp hệ thống. Cùng với đó, doanh nghiệp còn được hưởng lợi từ gói đăng ký SaaS định kỳ cho đến bất cứ thời điểm nào kết thúc hợp đồng với nhà cung cấp.

6. Khả năng mở rộng

Các giải pháp của SaaS đều được thiết lập nằm trong cơ sở dữ liệu đám mây, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng truy cập, mở rộng quy mô và tích hợp với các dạng điện toán đám mây khác. Do vậy, người dùng có thể dễ dàng mở rộng quy mô nhờ tính năng tăng dung lượng của phần cứng, thêm tài nguyên và mở rộng sử dụng thêm ứng dụng khác của SaaS.

>> Xem thêm: 3 lầm tưởng thường gặp về mô hình SaaS

Cách thức hoạt động của SaaS

Các đơn vị cung cấp phần mềm SaaS sẽ hỗ trợ doanh nghiệp mở tài khoản dựa trên nền tảng điện toán đám mây nhằm mục đích thuê máy chủ, cơ sở dữ liệu hoặc tài nguyên trên đó. Theo đó, hệ thống phần mềm, dữ liệu được đưa lên trên nền tảng điện toán đám mây, và doanh nghiệp có thể truy cập được thông qua các thiết bị có kết nối mạng Internet. Để sử dụng được dịch vụ, các đơn vị cung cấp dịch vụ và người sử dụng cần có trách nhiệm cụ thể như sau:

Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ: thiết lập tài khoản, phương thức truy cập, vận hành hệ thống, bảo mật, cập nhật bảo trì và quản trị rủi ro cho khách hàng. 

Trách nhiệm của người sử dụng: các doanh nghiệp chỉ cần trả phí sử dụng hàng tháng, hàng năm mà không cần bận tâm về việc vận hành cũng như gặp sự cố trong quá trình sử dụng. 

Tất cả những trách nhiệm liên quan đến bảo mật, tích hợp, bảo trì và phạm vi cung cấp dịch vụ sẽ được ghi đầy đủ trong Service Level Agreement (SLA). Phụ thuộc vào những điều khoản được ký kết trong SLA, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều loại lưu trữ khác nhau như: lưu trữ đám mây, lưu trữ cục bộ, hoặc cả hai loại.

SLA là bản cam kết, thỏa thuận về mức độ cũng như quá trình sử dụng dịch vụ, được ký kết giữa đơn vị cung cấp và khách hàng. SLA sẽ mô tả chi tiết về chất lượng, số lượng, điều kiện, tính khả dụng, đảm bảo và trách nhiệm của các bên tham gia quy trình sử dụng dịch vụ này. Cụ thể, SLA đưa ra những nguyên tắc rõ ràng, minh bạch cho hai bên, cung cấp quyền truy đòi nếu chưa được đáp ứng dịch vụ và mang lại sự an tâm cho khách hàng. 

Sau khi đã hoàn thành bước thiết lập SaaS trên nền tảng điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể ứng dụng và cung cấp dịch vụ này tới người dùng cuối. Thông qua các thiết bị có kết nối Internet, các thành viên của công ty có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống SaaS qua các trình duyệt web thông thường. 

Mô hình SaaS đang dần trở thành xu hướng ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp. Bởi những đặc điểm và tính năng vượt trội mà nó mang lại, trong khi có thể giảm thiểu được một khoản chi phí đầu tư, triển khai và bảo trì cho doanh nghiệp. 

Nếu doanh nghiệp bạn còn bất kỳ thắc mắc hoặc cần đăng ký ứng dụng phần mềm SaaS có thể liên hệ với Viindoo để được hỗ trợ cách tốt nhất!