3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,603 Xem thêm Liên hệ

Video

7 điều Doanh nghiệp cần biết về SaaS

7 điều Doanh nghiệp cần biết về SaaS

SaaS (viết tắt của Software-as-a-Service) là một dịch vụ dựa trên đám mây phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Tính đến năm 2020, SaaS gần như được công nhận là ''phương thức triển khai mặc định" (theo Gartner, Inc.) với mọi doanh nghiệp triển khai phần mềm, từ các tập đoàn lớn, đa quốc gia hay đến những cửa hàng nhỏ lẻ.

Vậy chính xác SaaS là gì và tại sao SaaS lại được các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn trong thời đại công nghệ số này? Dưới đây là 7 giải đáp về SaaS mà Doanh nghiệp cần biết.

1. SaaS là gì?

SaaS là một mô hình phân phối phần mềm thay vì phải tải xuống và cài đặt vào thiết bị của mình, các nhà cung cấp sẽ lập trình và duy trì chúng hoạt động trên nền tảng web, cho phép truy cập dữ liệu từ xa thông qua internet, đồng thời có thể thanh toán theo thời gian sử dụng thực tế thay vì phải trả một khoản tiền khổng lồ để mua đứt phần mềm.

Ứng dụng phần mềm có thể là bất cứ thứ gì, từ phần mềm văn phòng đến thông tin liên lạc hợp nhất giữa một loạt các ứng dụng kinh doanh khác có sẵn... Điều này khiến cho SaaS trở nên ưu việt hơn so với các phần mềm On-premise (cài đặt tại chỗ) vì tính linh hoạt và phù hợp với khả năng chi trả của hầu hết khách hàng.

Có lẽ bạn không nhận ra rằng bạn đã từng sử dụng qua mô hình dịch vụ SaaS, đơn giản là vì bạn không phân biệt được đó là SaaS hay chỉ là một website bình thường. Dễ dàng có thể kể đến hàng loạt phần mềm được phát triển rộng rãi bởi những nhà cung cấp SaaS hàng đầu thế giới như Google G Suite, Dropbox, Adobe Creative Cloud, Amazon Web Service, Slack, ServiceNow... 

Trong một báo cáo của mình, Gartner (Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới) dự báo rằng ngành công nghệ dựa trên mô hình SaaS sẽ đạt doanh thu 133 tỷ USD vào năm 2021, trước đó là 85,7 tỷ USD trong năm 2018. Có thể thấy, chỉ trong vòng 4 năm mà tốc độ tăng trưởng và giá trị của thị trường SaaS đã tăng hơn gấp rưỡi, một con số khủng cho thấy SaaS ngày càng phổ biến và được biết đến rộng rãi.

 

 

Doanh thu từ dịch vụ điện toán đám mây dưới hình thức SaaS trên toàn thế giới tăng liên tục qua các năm (Nguồn: Gartner)

2. SaaS và On-premise: Làm thế nào để lựa chọn?

Bước đầu tiên để trả lời câu hỏi này là xác định mức độ phức tạp của doanh nghiệp của bạn. Sau đó tìm câu trả lời một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn xác định xem SaaS có phải là lựa chọn tốt nhất hay không:

Bạn có đội ngũ IT in-house dày dặn kinh nghiệm để tự triển khai và bảo trì hệ thống hay không?

Bạn có sẵn cơ sở hạ tầng, hệ thống máy chủ đáp ứng yêu cầu không?

Một yếu tố khác cần xem xét là ngân sách đầu tư cho CNTT. Như đã đề cập ở trên, hình thức thanh toán theo thuê bao của SaaS giúp các công ty có ít ngân sách cho CNTT dễ dàng phân bổ tổng chi phí theo thời gian sử dụng thực tế, vì vậy ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng một phần mềm mạnh mẽ, hiện đại cho hoạt động quản lý của mình.

 

 

Nguồn: Panorama Consulting Solutions The ERP Report 2020

Theo như nghiên cứu của Panorama Consulting Group - một tổ chức tư vấn độc lập về Kỹ thuật số và Phần mềm Quản lý ERP của Mỹ, tính đến năm 2020 có đến gần 90% Doanh nghiệp lựa chọn mô hình SaaS để triển khai ERP. Các Doanh nghiệp luôn phải cân nhắc giữa lợi nhuận và chi phí đầu tư cho CNTT cho nên hình thức thanh toán theo thuê bao của SaaS giúp các công ty có ít ngân sách cho CNTT dễ dàng phân bổ tổng chi phí theo thời gian sử dụng thực tế hơn hẳn. Nhờ mô hình Saas, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể sử dụng một phần mềm mạnh mẽ, hiện đại cho hoạt động quản lý của mình. Đó là một trong những lợi thế khiến cho SaaS thu hút được nhiều Doanh nghiệp hơn.

3. Sử dụng SaaS, dữ liệu của tôi được lưu trữ ở đâu?

Dữ liệu trong doanh nghiệp rất quan trọng cho nên việc lưu trữ nó là điều vô cùng cần thiết. Dữ liệu ''nhạy cảm'' của Doanh nghiệp có ở khắp mọi nơi.

Thử tưởng tượng sẽ ra sao nếu như máy tính được cài phần mềm, ví dụ ở đây là phần mềm kế toán bị mã hoá ổ cứng? Có thể vẫn có cách giúp bạn khôi phục dữ liệu nhưng chắc chắn rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt là rất lớn.

Tuy nhiên, với SaaS, toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp bạn sẽ được lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây. Mọi sự thay đổi đều được cập nhật và lưu trữ kịp thời. Điều này tránh hoàn toàn được các rủi ro do sự cố phần cứng, rủi ro do hoả hoạn hay thậm chí rủi ro từ thiên tai (động đất, lũ lụt, v.v.). Nếu như một máy tính trong hệ thống bị mã hoá thì cũng không phải là vấn đề. Chỉ vài thao tác, bản sao lưu mới nhất trên đám mây sẽ được cập nhật lại trên máy tính đó.

4. Dữ liệu của tôi có an toàn trên điện toán đám mây?

Các nhà cung cấp phần mềm biết khách hàng luôn cảm thấy ''không an toàn'' với việc dữ liệu của họ lưu trữ ở ''trên mây'' và làm việc chăm chỉ để chứng minh rằng dữ liệu an toàn như thế nào trong máy chủ của họ.

Nhiều nhà cung cấp SaaS sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng bảo mật cao để triển khai và lưu trữ dữ liệu cùng với phiên bản phần mềm của họ.

Rủi ro trong bảo mật dữ liệu có thể xảy ra với hầu hết các công ty. Đặc biệt với những tổ chức có ít ngân sách dành cho bảo mật CNTT hơn. Nhân viên hay những người khác có thể vô tình làm rò rỉ dữ liệu hoặc tạo ra lỗ hổng bảo mật. Gartner dự đoán rằng đến năm 2022, ít nhất 95% lỗi bảo mật đám mây đến từ phía của khách hàng (những người dùng cuối). Việc cài đặt mật khẩu không có tính an toàn ở nơi làm việc – theo một khảo sát gần đây của Software Advice - có xu hướng gây ra nhiều vấn đề về bảo mật hơn là đến từ tin tặc.

 

 

Đánh giá của nhân viên về bảo mật mật khẩu nơi làm việc theo khảo sát của Software Advice.

Trên thực tế, bảo mật dữ liệu phụ thuộc vào năng lực người quản trị hệ thống chứ không phụ thuộc vào việc máy chủ đang đặt ngay trong tủ cá nhân hay ở một thành phố khác. Nhiều Doanh nghiệp chưa hiểu rõ về bảo mật đã lựa chọn cho mình phương án triển khai On-Premise và cuối cùng nhận ra quan điểm "khóa máy chủ và nhét vào trong tủ thì bảo mật hơn" là hoàn toàn sai lầm. Các nhà cung cấp SaaS có thể đầu tư nhiều hơn vào bảo mật, sao lưu và bảo trì so với bất kỳ doanh nghiệp vừa và nhỏ nào. 

5. Ai sở hữu dữ liệu của tôi?

Các nhà cung cấp phần mềm vào và ra khỏi ngành liên tục – do hợp nhất doanh nghiệp hoặc thất bại trong kinh doanh. Tuy nhiên dù trường hợp nào, dữ liệu vẫn do doanh nghiệp bạn nắm giữ. Bạn hoàn toàn có thể xuất dữ liệu và sao lưu chúng bất cứ khi nào bạn muốn. Rất bất thường khi nhà cung cấp dịch vụ của bạn không nói rõ hoặc không đề cập đến việc bạn được phép sao lưu dữ liệu, cũng như việc họ nói rằng họ có quyền sở hữu dữ liệu của bạn. Nếu bạn nhận thấy điều này trong một điều khoản nào đó thì, không nên ký vào bản hợp đồng dịch vụ.

  Xem thêm: Các câu hỏi thường gặp về Viindoo SaaS.

6. Điều gì xảy ra nếu nhà cung cấp của tôi ngừng hoạt động?

Đa phần các nhà cung cấp SaaS đều trả tiền trước cho công ty lưu trữ dữ liệu để duy trì hoạt động hiệu quả nhất. Khoản phí trả trước này được coi như một cam kết bảo vệ để khách hàng có thể lấy lại được dữ liệu bất chấp điều gì xảy ra với nhà cung cấp SaaS. Để tuyên bố phá sản cần thời gian hoàn thành thủ tục rất lâu, trong thời gian đó, đa phần các nhà cung cấp sẽ bàn giao lại dữ liệu, mã nguồn phần mềm để bạn có thể tự triển khai trên hệ thống của mình hoặc đưa cho một đơn vị khác triển khai.

Tuy nhiên, trước khi tin tưởng và lựa chọn một nhà cung cấp SaaS, bạn nên xem xét kỹ các yếu tố có thể ảnh hưởng:

Nhà cung cấp đó đã kinh doanh được bao lâu?

Họ có đang tăng trưởng về số lượng khách hàng hay nhân sự?

Họ có lộ trình phát triển công nghệ không?

Nếu như bạn không thể tìm ra câu trả lời cho vấn đề trên ở đơn vị mà bạn lựa chọn thì hãy cân nhắc đến việc tìm kiếm một nhà cung cấp khác uy tín và chất lượng hơn.

7. Điểm hạn chế của SaaS là gì?

Điểm hạn chế chính của SaaS là ​​nó phụ thuộc vào kết nối internet tốt. Vấn đề này không hẳn là nhược điểm mà đôi khi chỉ là những yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng phần mềm mà bạn hoàn toàn hiểu và có biện pháp khắc phục. 

Hiện nay, để khắc phục vấn đề internet, một số nhà cung cấp SaaS đã phát triển chức năng ngoại tuyến (offline) cho phép người dùng tiếp tục làm việc trong trường hợp kết nối. Khi internet được khôi phục, toàn bộ dữ liệu sẽ được đồng bộ để tiếp tục vận hành online.

Ngoài vấn đề kết nối internet, một số khách hàng lo lắng về khả năng tương thích của phần mềm với các hệ điều hành khác nhau. Không hẳn là bạn cần phải xem xét về vấn đề này vì hầu hết các phần mềm đều được phân phối trình duyệt web và không liên quan đến hệ điều hành của máy. Nhiều nhất là bạn cần tải một trình duyệt web khác tương thích cao hơn với hệ thống SaaS của bạn mà thôi.

Kết

Các sản phẩm SaaS thực sự đã thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Kỷ nguyên của phần mềm On-Premise đang trở nên lỗi thời và thế giới hướng tới kỷ nguyên mới của các sản phẩm SaaS được lưu trữ trên đám mây. Hiện tại chỉ 5-7% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng SaaS (Software as a Service) trong khi tại thế giới 70% doanh nghiệp đã sử dụng. Chính vì độ trễ trong ứng dụng công nghệ khiến các doanh nghiệp đang đối mặt với những bài toán lớn về Tối ưu hiệu suất, Tương tác, công nghệ chậm thích nghi với môi trường kinh doanh.

Đã đến lúc Bạn cần nghiêm túc ngồi xuống thảo luận về các câu hỏi trên với các cổ đông và các bên liên quan quan trọng để thay đổi. Nếu mọi người hiểu cách thức công nghệ này hoạt động, thì bạn có thể xác định loại hình triển khai hiệu quả nhất cho nhu cầu cụ thể của mình.

 Xem thêm: Viindoo SaaS: Cho thuê phần mềm Quản trị Doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây.