3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,537 Xem thêm Liên hệ

Video

5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã triển khai ERP thành công

5 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đã triển khai ERP thành công

Có rất nhiều tiêu chí để định lượng hiệu quả thành công khi triển khai ERP, mà trong đó 5 tiêu chí sau đây là thông dụng và dễ dàng nhận biết nhất trên hệ thống báo cáo tài chính ở doanh nghiệp.

1. Tăng trưởng Doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Trong khi đó, nền tảng ERP được xây dựng để phục vụ mục đích kiếm nhiều tiền hơn cho doanh nghiệp. Vì vậy, làm tăng tổng doanh thu theo thời gian gần như là mục tiêu số một khi một Doanh nghiệp quyết định triển khai ERP.

Doanh thu tăng ở đây không có nghĩa là phải thấy được mức tăng hàng tháng hay quý một cách trực tiếp. Khi đến thời điểm đóng sổ kế toán cuối năm tài chính đầu tiên, lúc đó mới có thể thấy rõ tổng doanh thu đã tăng đáng kể như thế nào. Ngược lại, nếu doanh thu không tăng hoặc thậm chí giảm, rất có thể doanh nghiệp đang làm không đúng cách hoặc/và sử dụng ERP chưa hiệu quả. Từ đó, nhà quản trị cần đưa ra những quyết sách, biện pháp để khắc phục nhanh chóng tình trạng đó.

 
 

Có thể đưa ra ví dụ về R.A.S Logistics, một công ty vận tải có quy mô lớn và phát triển hơn 20 chi nhánh trên toàn thế giới. Công ty càng lớn mạnh thì vấn đề về quản trị càng lớn, và đến khi doanh thu đạt mốc 40 triệu đô thì công ty không thể giữ nguyên cách quản trị thủ công như trước. Ban Lãnh đạo công ty đã quyết định triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP.

Thực tế đã chứng minh, việc triển khai ERP là một thành công với R.A.S khi chỉ trong quý đầu tiên của quá trình triển khai, công ty đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc và chỉ trong vòng 4 năm, doanh số bán hàng tăng 50%, tổng năng suất tăng 25% và thời gian dành cho Kế toán và Nhận hàng giảm 50% (Theo kết quả Báo cáo tài chính R.A.S, 2013).

>> Xem thêm: Tư vấn triển khai ERP cần làm gì? Vai trò các đối tượng trong ERP

2. Tăng hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất là hiệu quả của một thị trường trong việc sản xuất ra các sản phẩm với chi phí dài hạn thấp nhất bằng công nghệ hiện có. ERP hỗ trợ doanh nghiệp một quy trình sản xuất nhanh chóng và hiệu quả với độ chính xác cao. Ngược lại, thực tế cũng đòi hỏi người sử dụng ERP hiểu và phản ứng nhanh với các thách thức trong khâu sản xuất bằng cách tận dụng thông tin quản lý nguồn lực sẵn có.

Doanh nghiệp nếu đáp ứng được điều này sẽ tiết kiệm được một lượng lớn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp có thể coi là đã triển khai ERP thành công.

 

 

3. Giảm bớt chi phí sản xuất

Chi phí là toàn bộ các hao phí lao động, hao phí công cụ lao động và hao phí vật chất tính thành tiền để thực hiện một công việc nhất định. ERP được sử dụng hiệu quả sẽ hỗ trợ quản lý tất cả các chi phí trong doanh nghiệp và quy trình lao động chính xác để giải quyết các vấn đề về thời gian hay vận hành. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hoạt động nhanh hơn, hiệu quả hơn, dẫn đến giảm tổng chi phí.

Ví dụ điển hình về triển khai ERP thành công là Cadbury - nhà sản xuất bánh kẹo hiện thuộc sở hữu của tập đoàn thực phẩm ăn nhanh Modelez International của Mỹ. Công ty đang trên đà tăng trưởng nhanh trong khi phải đối mặt với các vấn đề đáp ứng các yêu cầu về sản xuất và phân phối

Sau đó, việc triển khai ERP đã giúp Cadbury giải quyết được những vấn đề này. Cùng với những thay đổi quan trọng khác được kích hoạt bởi việc triển khai ERP; quản lý tài nguyên đa nút đã được phát triển trong toàn bộ chuỗi cung ứng; cải tạo hoàn toàn hệ thống kho và các quy trình phân phối hiện có. Những tác động này đã tạo cơ hội cho Cadbury cải thiện đáng kể chuỗi cung ứng và sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí, dẫn đến giảm đáng kể chi phí vận hành tổng thể của doanh nghiệp. 

4. Giảm các chi phí cho hoạt động hỗ trợ sản xuất

Chi phí hỗ trợ là những chi phí không phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất nhưng cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất. (VD: các khoản chi trong bộ phận cung ứng và đảm bảo chất lượng.)

ERP giúp doanh nghiệp giảm chi phí hỗ trợ bằng việc thiết lập quy trình vận hành rõ ràng, có hệ thống và hạn chế tối đa lỗi quy trình do con người tạo ra. (VD: Quy trình mua bán có hệ thống giúp bộ phận cung ứng kiểm soát được số lượng hàng, tránh tình trạng mua thừa hoặc thiếu làm phát sinh phí vận chuyển hoặc lưu kho.)

Khi chi phí hỗ trợ giảm, bất kỳ khoản tiền nào không phải chi cho hỗ trợ sẽ được góp vào tổng doanh thu hoặc được sử dụng vào một quy trình khác để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng giảm được chi phí hỗ trợ thì lợi nhuận và giá trị càng tăng.

 
 

5. Lợi tức đầu tư tăng

Lợi tức đầu tư (ROI) là tỷ lệ hoàn vốn của nhà đầu tư, thể hiện tỷ lệ lợi nhuận ròng so với mức chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra. Công thức tính lợi tức đầu tư: 

Lợi tức đầu tư =  Lợi nhuận/Chi phí

Các nhà quản lý doanh nghiệp cấp cao và nhà đầu tư thường xem xét lợi tức đầu tư trước khi xem xét bất kỳ chỉ số nào khác, họ kỳ vọng tỷ lệ hoàn vốn đủ cao để họ có thể tiếp tục đầu tư. Như đã phân tích ở trên, ERP được triển khai thành công sẽ giúp lợi nhuận tăng hoặc/và chi phí giảm, từ đó lợi tức đầu tư sẽ tăng, thời gian hoàn vốn cho nhà đầu tư sẽ được rút ngắn.

 
 

 

Xu hướng ứng dụng ERP trong Quản trị Doanh nghiệp tổng thể là vận mệnh tất yếu mà mọi Doanh nghiệp Việt Nam đều xứng đáng và có đủ năng lực để thúc đẩy việc chuyển đổi số. Để thành công, Doanh nghiệp cần lựa chọn một giải pháp phù hợp cả về chi phí, tính năng & một đội ngũ đối tác triển khai có tư duy mở, phương pháp đúng đắn, quyết liệt.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay để tăng tính cạnh tranh và tăng trường bền vững!