3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,516 Xem thêm Liên hệ

Video

4 cách giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc sau làn sóng “Đại nghỉ việc

4 cách giúp doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc sau làn sóng “Đại nghỉ việc

Theo một cuộc khảo sát do nhà tuyển dụng Randstad UK thực hiện vào cuối năm 2021, cứ 10 nhân viên thì gần 7 người (69%) nói rằng họ cảm thấy tự tin để chuyển sang một công việc mới trong vài tháng tới, chỉ có 16% người lao động lo lắng về việc cố gắng kiếm một công việc mới.

Và con số này cho thấy một hệ quả khủng khiếp từ đại địch Covid-19 gây ra là The Great Resignation - tạm dịch là Đại nghỉ việc. Không những ở riêng Việt Nam mà toàn thế giới nói chung buộc phải đối mặt với xu hướng gia tăng số người nghỉ việc trong thị trường việc làm trong những năm gần đây.

Vậy nguyên nhân tại sao khi nền kinh tế thế giới mở cửa trở lại và mọi người có cơ hội đi làm sau quãng ngày dài phải ở nhà nhưng họ vẫn quyết định nghỉ việc hàng loạt?

Nguồn gốc gây ra làn sóng “Đại nghỉ việc”

Để giữ chân nhân tài, trước tiên các nhà lãnh đạo cần hiểu lý do tại sao làn sóng nghỉ việc lại xảy ra. Nguồn gốc của làn sóng đại nghỉ việc có thể được cụ thể hóa bằng hai nguyên do có liên hệ chặt chẽ với nhau dưới đây:

1. Sự chán nản trong công việc tăng cao

Áp lực của đại dịch đã làm tăng thêm sự thất vọng vốn đã có ở nơi làm việc. Những điều nhân viên mong đợi trong công việc đã trở thành sự bất mãn. Ở đây có thể xét đến các yếu tố: 

Giao tiếp một chiều trong công việc:

Nhân viên không cảm thấy được lắng nghe vì những đề xuất, ý kiến của họ dễ dàng bị bỏ qua. Việc phải chịu đựng tình trạng vừa không được “nói" và vừa không được cấp trên “lắng nghe” vô hình chung sẽ gây ra tình trạng mất kết nối và tạo nên cảm giác mất động lực khi làm việc.   

Lương và chế độ đãi ngộ không minh bạch: 

Lương thưởng được coi như một sự ghi nhận của doanh nghiệp đối với sự đóng góp của nhân viên, nhất là những người có năng lực. Tuy nhiên, có thể vì lý do khách quan như đại dịch diễn ra nên nhiều doanh nghiệp cũng rơi vào khủng hoảng tài chính, buộc phải cắt giảm lương thưởng hay lý do chủ quan là chính bản thân doanh nghiệp đã không chú trọng vào công tác này dẫn tới sự thưởng phạt không phân minh, trả lương chậm trễ, dễ gây tranh chấp, làm tổn hại đến mối quan hệ của nhân viên và doanh nghiệp. 

Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống:

Theo Business Insider, các lao động hiện nay không còn cảm nhận được giá trị của công việc nữa. Vấn đề không chỉ nằm ở chuyện lương thưởng mà còn liên quan đến sự mất cân bằng cuộc sống. Mô hình làm việc tại nhà có thể coi là lý do chủ yếu dẫn đến điều này. Chính vì đa số các doanh nghiệp chưa tách biệt được ranh giới giữa thời gian làm việc và thời gian sinh hoạt cá nhân của nhân viên nên nhiều nhân viên phải làm việc với cường độ cao hơn trong khi phải “cáng đáng” thêm việc nhà.

2. Tâm lý mong muốn tìm được công việc mới tốt hơn

Khi sự chán nản trong công việc tăng cao thì tâm lý “nhảy việc" được hình thành như một lẽ tự nhiên. Nhân viên mong muốn tìm được một công việc ngoài có chế độ lương thưởng và chính sách đãi ngộ tốt ra thì còn có thể giúp họ trở thành nhân sự chủ chốt bằng cách đào tạo kỹ năng chuyên môn và cung cấp một lộ trình thăng tiến cũng chính là những yếu tố mà công ty hiện tại chưa đáp ứng được. 

Ngoài ra, vì phần lớn lực lượng lao động vẫn bị giãn cách (do trở thành F0, F1, khoảng cách địa lý,...) nên thị trường bỗng trở nên khan hiếm nguồn lao động sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Với nhiều cơ hội việc làm bỏ ngỏ, nhiều nhân sự đã được thôi thúc niềm tin để quyết định “dứt áo ra đi".

 

 

Nguồn gốc gây ra làn sóng “Đại nghỉ việc”

4 cách giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc cho doanh nghiệp

Cốt lõi để thành công của một doanh nghiệp là sở hữu trong tay nguồn nhân lực mạnh mẽ. Chính vì vậy, hai nguyên nhân gây ra cuộc bỏ việc quy mô lớn ở trên đang gióng lên những hồi chuông cảnh báo tới các nhà lãnh đạo nhân sự ngay lúc này. Khi đã nắm được nguyên nhân, để rút ra giải pháp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc từ nay về sau, doanh nghiệp cần chủ động giữ chân nhân tài bằng bốn cách sau:

1. Xây dựng văn hóa “lắng nghe"

Để nhân viên thấy mình thực sự quan trọng với Doanh nghiệp thì việc giao tiếp trong doanh nghiệp phải đến từ ba chiều:

Từ trên xuống: Lãnh đạo cần lắng nghe và phản hồi nhân viên kịp thời, ghi nhận những đề xuất, ý kiến hợp lý của nhân viên. 

Từ dưới lên: Nhân viên cần nắm rõ được các yêu cầu từ phía nhà quản lý, không phải đi đoán mò ý các sếp mà cần biết được sếp muốn gì, cần gì.

Ngang hàng: Sự phối kết hợp giữa các nhân viên, các bộ phận, phòng ban, hiểu được công việc của nhau, lắng nghe nhu cầu của các bộ phận khác để phối kết hợp, cộng tác làm việc.

Để xây dựng văn hóa “lắng nghe” hiệu quả, doanh nghiệp nên hạn chế việc sử dụng các công cụ trao đổi, làm việc riêng lẻ, cần tập hợp mọi thông tin trao đổi trên cùng một nền tảng. Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng một "mạng xã hội doanh nghiệp" riêng để kết nối, giao tiếp. Thông tin từ trên xuống, từ các bộ phận phòng ban hay từ nhân viên đến các sếp đều được quản lý tập trung ở một nơi, liên kết với nhau, nâng cao tính cộng tác trong công việc, tránh bỏ lỡ thông tin quan trọng, giảm bớt một phần nguyên do dẫn đến sự ra đi đáng tiếc của nhân tài.

2. Tối ưu hóa công tác tính lương thưởng

Có thể nói, công tác tính lương thưởng là một trong những bài toán nan giải nhất của nhiều doanh nghiệp từ trước đến nay. Đối với quy mô nhỏ thì không gặp vấn đề gì, một người có thể đảm nhiệm việc tính lương, không mất quá nhiều thời gian. Nhưng quy mô nhân sự lớn hàng chục, hàng trăm hoặc thậm chí nhiều hơn thế, để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, nhanh chóng thì doanh nghiệp sẽ tốn kha khá chi phí cho nhân sự nếu làm theo các cách làm truyền thống. 

Để bắt kịp xu hướng của thời đại, cắt giảm chi phí nhân sự mà vẫn đảm bảo được các yếu tố trên thì cần ứng dụng công nghệ vào hoạt động tính lương, thưởng. Với các tính năng tự động hóa công tác tiền lương, chuẩn hóa quy tắc tính lương, đa dạng cấu trúc tính lương,... phần mềm Tính lương có thể giải quyết dễ dàng vấn đề mà nhân sự của doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới xử lý được. Khi đó, quy trình tính lương thưởng cũng trở nên rõ ràng, chính xác, kịp thời, nhân sự yên tâm, lãnh đạo yên lòng.

3. Tôn trọng cuộc sống riêng của nhân viên

Việc doanh nghiệp chủ động thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng cho nhân viên đã khó nhưng để tuân thủ theo càng khó hơn. Song, đây vẫn là việc cần thiết và là lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trong cuộc chiến giữ chân nhân tài. Doanh nghiệp có thể xem xét áp dụng hệ thống quản lý công việc hiệu quả và khoa học thay vì giao việc một cách bừa bãi và tùy hứng, gây ảnh hưởng đến thời gian dành cho cuộc sống cá nhân của nhân viên. Bên cạnh đó, nhân viên khi nhận nhiệm vụ cũng có thể nắm được tổng quan công việc của bản thân, chủ động lên kế hoạch, ấn định thời gian hoàn thành công việc hợp lý. Nhà lãnh đạo nhân sự không những nâng cao được giá trị văn hóa của doanh nghiệp mà còn có cơ hội quản lý công việc một cách “nhẹ nhàng".

>> Xem thêm: Tuyển dụng nhân tài: Ứng viên cũng giống như khách hàng tiềm năng!

4. Tạo động lực làm việc cho nhân viên

Mỗi nhân viên khi làm việc đều có mong muốn được gia tăng giá trị bản thân, phát triển cả về kỹ năng chuyên môn nói riêng cũng như sự nghiệp nói chung. Doanh nghiệp cần cung cấp một lộ trình đào tạo rõ ràng, khung năng lực với các cấp độ phù hợp để nhân viên lấy đó làm “kim chỉ nam” để tiếp tục cố gắng với công việc. Đồng thời, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp Gamification (Game hóa trong quản lý doanh nghiệp) để tạo hứng thú trong công việc cho nhân viên.

 

 

4 cách giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc cho doanh nghiệp

Đây là 4 cách doanh nghiệp có thể áp dụng để giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc, lý thuyết là thế nhưng việc áp dụng vào thực tế lại không hề đơn giản. Bên cạnh việc vận dụng các cách trên, nếu ứng dụng giải pháp phần mềm phù hợp trong công tác quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một môi trường chuyên nghiệp, giảm thiểu sự chán nản trong công việc, tăng cường sự gắn bó của nhân viên. 

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những kết quả đó, Viindoo mang tới Giải pháp Quản trị Nhân sự Toàn diện Viindoo HRM bao gồm những ứng dụng tinh gọn và tích hợp trên một hệ thống duy nhất, đáp ứng mọi nhu cầu quản trị nhân sự từ đơn giản đến phức tạp. Sở hữu khả năng đa nền tảng và giao diện thân thiện, Viindoo HRM đem lại trải nghiệm số tích cực cho toàn bộ nhân sự, giúp doanh nghiệp triển khai và ứng dụng công nghệ ưu việt này để giải quyết các thách thức về lĩnh vực quản trị nhân sự một cách dễ dàng.

Được biết đến với danh hiệu Sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm CNTT Việt Nam tại Giải thưởng Sao Khuê 2021, Giải pháp Viindoo HRM chắc chắn sẽ là lựa chọn tối ưu để giải quyết tình trạng thôi việc của nhân viên cho doanh nghiệp sau khủng hoảng thị trường lao động.