Danh mục sản phẩm

Báo cáo Tổng quan Nông nghiệp số Việt Nam 2021

Báo cáo Tổng quan Nông nghiệp số Việt Nam 2021 là sản phẩm của Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) dưới dạng tập hợp thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm đối tượng trung tâm để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá dưới góc nhìn của giới chuyên gia Xem thêm

Báo cáo chuyên đề “Sự phát triển công nghệ nano và ứng dụng ở Việt Nam”

Vật liệu nano là những vật liệu có kích thước cực nhỏ ở mức nanomet (nm) của một chiều đến ba chiều. Nếu vật liệu có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn 100 nm ở một chiều sẽ có dạng tấm, ví dụ tấm graphene từ graphite carbon; ở hai chiều sẽ có cấu trúc sợi hoặc hình ống như các ống nano carbon; ở ba chiều sẽ có cấu trúc hình cầu như các hạt nano kim loại,… Xem thêm

Báo cáo chuyên đề “Internet vạn vật và xu hướng phát triển của nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam”

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sâu rộng, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc đời sống kinh tế và xã hội, trong đó có nông nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ làm cho nền nông nghiệp đang dần thay đổi, áp dụng các thành tựu công nghệ và sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và phát triển một cách bền vững. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề “Vật liệu composite và ứng dụng ở Việt Nam”

Trong nhiều năm gần đây, vật liệu composite được quan tâm ứng dụng và nghiên cứu khá mạnh mẽ ở Việt Nam. Vật liệu composite có tiềm năng và ứng dụng vô cùng to lớn, nó là vật liệu của hiện tại và tương lai.Tuy nhiên, vật liệu nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, quan trọng là phải nắm rõ và lựa chọn ứng dụng phù hợp cho nó. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề “Ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp ở Việt Nam”

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề “Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất, chế biến trong lĩnh vực Y Dược”

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề “Hiện trạng và định hướng phát triển nguồn năng lượng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo ở Việt Nam”

Thủy điện hiện là lĩnh vực năng lượng chủ yếu, góp phần lớn vào tổng sản lượng năng lượng quốc gia, tuy nhiên, đầu tư thủy điện không còn hấp dẫn. Các dự án thủy điện lớn công suất trên 100KW có vị trí thuận lợi, chi phí đầu tư thấp đã gần như khai thác hết, các dự án thủy điện nhỏ, không có tác động đến môi trường được xếp vào nguồn năng lượng tái tạo, đang có xu hướng được khuyến khích thì kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Bên cạnh đó các dự án còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như mất nhiều đất đai, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, nhiều hộ dân phải di dời, tái định cư…. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề "Năng lượng mặt trời xu hướng phát triển điện mặt trời ở Việt Nam"

Việt Nam hiện được các nhà nghiên cứu đánh giá là nơi có tiềm năng để phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có cường độ sử dụng năng lượng cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới; trong đó, ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ tiêu thụ năng lượng cao nhất, với mức khoảng 47,3% tổng năng lượng sử dụng cuối cùng. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề "Dữ liệu mở, mã nguồn mở và truy cập mở - thực trạng, xu hướng phát triển và ứng dụng"

Trên thế giới hiện nay, vấn đề về dữ liệu mở, truy cập mở và xây dựng mã nguồn mở đã được quan tâm từ khá lâu, đang là xu hướng của các nước phát triển và đã trở thành một chỉ tiêu trong đánh giá mức độ phát triển chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức quốc tế. Nhiều quốc gia cũng đã đưa ra các qui định về chính phủ mở, truy cập mở để làm nền tảng hỗ trợ phát triển. Việc phát triển dữ liệu mở, truy cập mở và xây dựng mã nguồn mở trên thế giới đứng đầu là các nước châu Âu như Đức, Hà Lan, Pháp; Vương quốc Anh; Hoa Kỳ; Nhật Bản, Hàn Quốc… Xem thêm

Báo cáo chuyên đề "Công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung và xu hướng phát triển ở Việt Nam"

Để tiếp tục phát triển VLXKN cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ của Nhà nước về cả chính sách ưu đãi lẫn chính sách hạn chế sản xuất gạch nung. Chuyên đề “Công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung và xu hướng phát triển ở Việt Nam” cung cấp thêm thông tin hữu ích cho nhà khoa học, doanh nghiệp, những là đầu tư, quản lý có một cái nhìn toàn diện và thân thiện hơn về lĩnh vực “xây dựng xanh” tuy rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn còn chưa thực sự phát triển ở nước ta. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề "Sử dụng trí tuệ nhân tạo, mạng vạn vật kết nối và trợ lý ảo trong các ứng dụng thông minh"

Trí tuệ nhân tạo (AI), mạng vạn vật kết nối (IOT) và trợ lý ảo là cụm từ được nhắc khá nhiều trong thời gian gần đây và gắn liền với những đột phá khá quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các công nghệ này đang cho thấy tiềm năng ưu việt của nó trong việc xây dựng nền tảng cho nhiều ứng dụng thông minh. Nhờ đó, có rất nhiều quy trình công việc sẽ được thay đổi theo hướng tự động hóa nhiều hơn, nâng cao khả năng hoạt động và vận hành của hệ thống, chăm sóc và phục vụ người dùng một cách tốt nhất có thể. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề “Công nghệ xử lý rác thải rắn, ứng dụng và triển khai tại Việt Nam”

Xử lý rác thải rắn là giai đoạn cuối cùng trong công tác quản lý rác thải rắn (thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý, kể cả tái sử dụng và tái chế). Xử lý rác thải rắn đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bởi nó không chỉ ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường và còn có thể thu hồi vật liệu, sản phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Xem thêm

Báo cáo chuyên đề “Công nghệ in 3D và định hướng phát triển ở Việt Nam”

Trong dòng công nghiệp 4.0, ngành công nghiệp in cũng đã bắt tay vào cuộc hành trình tiến đến in 4.0. Các công ty in đang tăng cường khả năng của mình bằng các công nghệ mới hơn và đang đầu tư vào dây chuyền sản xuất liền mạch để thúc đẩy sự đổi mới và có những cải thiện đáng kể. Bước tiến quan trọng nhất trong ngành in đó là công nghệ in 3D. Xem thêm

Báo cáo Chuyên đề “Công nghệ blockchain, thực trạng và xu hướng phát triển”

Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ blockchain (chuỗi khối) là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông… Xem thêm