FREE

Hồ sơ

Công ty cổ phần công nghệ môi trường Toàn Á Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hà Nội Ngày tham gia: 21/05/2020 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Vật tư - Linh kiện ngành xử lý nước, hệ thống lọc nước dân dụng, hệ thống lọc nước công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý nước cấp Lượt truy cập: 325,704 Xem thêm Liên hệ

Video

Xử lý nước thải chăn nuôi heo

Xử lý nước thải chăn nuôi heo

Xử lý nước thải chăn nuôi heo là một mối quan tâm lớn đối với các trang trại chăn nuôi, bởi mùi nước thải rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái thiên nhiên. Do đó, chúng ta cần xây dựng những hệ thống xử lý càng nhanh chóng càng tốt.

Xử lý nước thải chăn nuôi heo: Sơ đồ và quy trình thực hiện nước thải chăn nuôi heo

Nước thải chăn nuôi heo chính là nguồn nước thải ra sau quá trình chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, cung cấp thức ăn cho heo, nhằm đảm bảo chúng có sức khỏe ổn định, không mắc bất cứ bệnh tật gì liên quan đến đường ruột, hệ tiêu hóa.

Theo như nghiên cứu, nước thải chăn nuôi heo chứa nhiều các hợp chất hữu cơ và vi sinh vật có hại. Cụ thể như sau:

Các chất vô cơ, hữu cơ: Cellulose, Axit Amin, Amoni,...

Nito, Photpho: Hàm lượng N chiếm 571-1026 mg/l, P chiếm 39- 94 mg/l.

Vi sinh vật gây bệnh: Vi trùng, vi khuẩn, ấu trùng giun,...

Tùy thuộc vào phạm vi chăn nuôi và cách thức chăm sóc gia súc, mà nguồn nước thải sẽ khác nhau về lưu lượng, thành phần và nồng độ ô nhiễm. Do đó, các đơn vị sản xuất cần nắm rõ thông tin để từ đó đưa ra những phương pháp xử lý hiệu quả, bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta.

Xử lý nước thải chăn nuôi heo theo quy chuẩn nào?

Tổng cục Môi trường đã ban hành về quy chuẩn đối với việc xử lý nước thải chăn nuôi heo QCVN 62:2021/BTNMT, nhằm đưa ra những tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn xả ra bên ngoài.

Phạm vi điều chỉnh: Quy định các trang trại chăn nuôi đạt bám sát giá trị về thông số ô nhiễm môi trường của nguồn nước thải khi xả trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận.

Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn chỉ áp dụng riêng cho các cơ sở chăn nuôi. Đặc biệt, tổ chức hay cá nhân liên quan đến vấn đề xả nước thải chăn nuôi đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định.

Quy chuẩn kỹ thuật: Quy chuẩn này phân chia thành hai loại rõ rệt đó là: áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải ≥ 5m³/ngày và < 5m³/ngày.

Như vậy, theo quy chuẩn nêu trên, mỗi đơn vị chăn nuôi đều phải có trách nhiệm trong việc xử lý nguồn nước thải khi đưa ra ngoài môi trường theo quy định Nhà nước.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo

Ngay khi bắt đầu việc chăn nuôi heo, bạn cần chú trọng đến quy trình xử lý nước thải, kết hợp sử dụng các phương pháp sinh học nhằm mang lại hiệu quả như mong muốn.

 

 

Vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi heo cần trải qua một số các bước cơ bản sau:

Bể thu gom

Đầu tiên, nguồn nước thải chăn nuôi sẽ đi qua màng chắn ngang, song chắn rác giúp loại bỏ những chất thải có kích thước lớn. Tiếp đó, di chuyển đến hầm Biogas. Tại đây, phần lớn các chất hữu cơ bị phân hủy tạo ra lượng khí gas phục vụ nhu cầu nấu nướng, sinh hoạt hàng ngày của các gia đình.

Bể điều hòa

Tại đây, quá trình xáo trộn và sục khí được diễn ra liên tục, nhằm tránh hiện tượng lắng cặn ở phần đáy bể. Sau đó, nguồn thải chăn nuôi đưa sang bể sinh học Anoxic để tiếp tục xử lý.

Bể yếm khí Anoxic

Bể yếm khí được thiết kế với hình dạng hình chữ nhật, với chất liệu thép cứng, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết, nhiệt độ môi trường. Những bộ phận hỗ trợ sự phát triển vi sinh vật tại bể yếm khí bao gồm:

Máy bơm đảo trộn, khuấy đều.

Hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật yếm khí sinh trưởng.

Hệ thống hồi lưu bùn hoạt tính lại bể Anoxic sau quá trình phản ứng.

Bể anoxic được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ, giúp gia tăng tốc độ, hiệu quả cũng như tăng hiệu suất của quá trình xử lý.

Bể hiếu khí Aerotank

Bể hiếu khí Aerotank chứa hệ vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật có vai trò oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Khi đó, chỉ số BOD/COD và thành phần ô nhiễm giảm đáng kể.

Bể lắng sinh học

Sau quá trình xử lý tại bể Aerotank, tiếp tục truyền qua bể lắng sinh học. Tại bể này, các lắng căn từ bùn hoạt tính lắng xuống phần đáy bể và được thu gom theo định kỳ.

Bể keo tụ tạo bông

Đối với nước thải chăn nuôi heo có thành phần chất rắn lơ lửng nhiều, hóa chất,... phải cần thêm quá trình keo tụ tạo bông trước khi lắng lọc, rồi mới đến quá trình xử lý sinh học.

Tại bể keo tụ tạo bông, quá trình xử lý hóa học diễn ra đầu tiên, nhằm loại bỏ chất không tan lơ lửng. Bằng cách sử dụng các chất keo tụ, tạo lắng như: Phèn nhôm, phèn sắt, PAC… Lựa chọn chất đông tụ phù hợp cho một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất tổng thể và tăng cường hiệu suất của bộ lọc và bể lắng. Ngoài ra, với tác động từ máy khuấy, các bông cặn nhỏ liên kết lại với nhau và có thể tự lắng xuống được.

Hồ lắng cặn

Các bông cặn từ bể keo tụ được di chuyển qua hồ lắng cặn, và được thu gom tại đây. Nước thải có thể được tiếp tục đi qua bể lọc áp lực để xử lý tiếp. Sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép có thể được tái sử dụng cho các mục đích khác nhau,...

Đối với nước thải chăn nuôi heo, có rất nhiều phương pháp xử lý đơn giản, chi phí vận hành rẻ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, bạn cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên viên kỹ thuật Toàn Á JSC trong việc thi công và lắp đặt hệ thống. Với mục tiêu luôn coi trọng và đặt khách hàng lên hàng đầu, chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến những dịch vụ chất lượng, uy tín, không ngừng đổi mới sáng tạo và thích nghi cùng bối cảnh mới, đặc biệt là trong thị trường sôi động ngày nay.