6 năm

Hồ sơ

Công ty TNHH công nghệ tự động hóa Hoàng Gia Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 04/10/2018 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Servo, PLC & HMI, Board mạch - Phụ kiện biến tần, thiết bị cảm biến đo lường, tấm pin mặt trời Canadian Lượt truy cập: 971,655 Xem thêm Liên hệ

Video

Đánh giá ưu điểm và hạn chế của điện mặt trời áp mái

Đánh giá ưu điểm và hạn chế của điện mặt trời áp mái

Ưu điểm của điện mặt trời áp mái

Trước hết, cần hiểu điện mặt trời áp mái là gì ?

Hệ thống điện mặt trời áp mái là hệ thống các tấm pin mặt trời được lắp đặt trên mái của các tòa nhà, mái xưởng, hoặc các kiến trúc trên cao của toàn nhà.

Có 2 hình thức áp mái, lắp đặt trức tiếp vào mái nhà thông qua hệ thống rail nhôm và lắp đặt trên khung giàn. Tùy vào kết cầu mái nhà mà lựa chọn phương thức lắp đặt phù hợp.

Các hệ thống điện mặt trời áp mái thường có công suất nho hơn nhiều so với các nhà máy điện mặt trời và trang trại năng lượng mặt trời. Các hệ thống áp mái trên các tòa nhà dân cư công suất dao động từ 3kW đến 20 kW, trên các tòa nhà thương mại hoặc mái nhà xưởng có công suất từ 30kW đến 1MW

Theo kết quả nghiên cứu đánh giá sơ bộ của cơ quan trợ giúp năng lượng – GIZ, thì tổng tiềm năng kinh tế của các dự án điện mặt trời trên mặt đất, hòa lưới tại Việt Nam đến năm 2030 khoảng 20.000 MW, trên mái nhà từ 2.000 đến 5.000 MW. Với hệ số công suất trung bình Điện mặt trời áp mái khoảng 18% ( Tmax khoảng 1.600 giờ) thì việc khái thác điện mặt trời áp mái sẽ tăng cường, bổ sung cho hệ thống điện hàng tỷ kWh mỗi năm, góp phần giảm sử dụng hàng triệu tấn than tại các nhà máy nhiệt điện trên cả nước.

Hệ thống điện mặt trời có ưu điểm quan trọng sau:

  1. Không sử dụng diện tích mặt đất, một hệ điện mặt trời mặt đất cần từ 1.2 đến 1.3 ha cho 1MW
  2. Do được lắp đặt rải rác trên các mái nhà, nên có thể sự dụng mạng lưới điện sẵn có của ngành điện ( chủ yếu là lưới hạ áp). Đối với những hệ thống điện mặt trời trên mặt đất cần xây dựng thêm lưới điện cao áp từ 110 kV trở lên.
  3. Do chỉ đấu nối vào lưới điện phân phối khu vực, nên không ảnh hưởng tới độ tin cậy của hệ thống điện và không phải tăng cường nguồn dự phòng cho hệ thống điện.
  4. Có thể huy động dễ dàng nguồn vốn đầu tư từ nhiều đối tượng khác nhau (chủ doanh nghiệp, chung cư, công sở, cá nhân) trong xã hội.

Hạn chế của hệ thống điện mặt trời áp mái

  1. Giảm doanh thu cho ngành điện, trong khi phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thanh toán tiền điện dư thừa cho chủ hộ.
  2. Công suất của hệ thống điện mặt trời áp mái không được vượt qua giới hạn pháp nóng cho phép của dây dẫn đấu nối từ lưới điện khu vực vào hộ phụ tải. Trường hợp quá tải cần có hợp đồng, thỏa thuận thay dây dẫn với tiết diện lớn hơn hoặc xây dựng thêm mạch mới.
  3. Nguồn công suất do hệ thống PV phát vào lưới phải có hệ số cosφ ≥ 0,9

Ngoài ra, các thông số kỹ thuật khác phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của ngành điện, giúp cho hệ thống PV hòa lưới trở nên linh hoạt hơn và thân thiện với lưới điện:

  1. Đảm bảo cung cấp điện tin cậy
  2. Kiểm soát linh hoạt công suất vô công và hữu công
  3. Hiệu quả độ tin cậy cao.