Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Hệ thống sản xuất ngói từ rác thải nhựa

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói

Thông tin nhà cung cấp

Dự án Pando – Sản xuất gạch ngói từ rác thải nhựa là dự án khởi nghiệp của một nhóm sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

Nhận thấy tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tình trạng số lượng rác thải nhực thải ra môi trường ngày càng tăng và không có dấu hiệu suy giảm; nhóm sinh viên trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - đã sáng chế ra dây chuyền tự động hóa, sản xuất các sản phẩm gạch lát và ngói nhà làm từ rác thải nhựa và cát.

Tại Chung kết "Startup Wheel 2020", dự án Pando đã đoạt giải thưởng “Sinh viên khởi nghiệp xuất sắc nhất” và huy động được 10,6 tỷ đồng từ cộng đồng. Phóng viên VOVGT có cuộc trò chuyện với bạn Phạm Mạnh Đình – CEO dự án Pando để tìm hiểu rõ hơn về dự án này:

Bạn Phạm Mạnh Đình: Ý tưởng gạch ngói làm từ rác thải nhựa bắt nguồn từ năm mình học cấp 3. Mình nhìn thấy vấn đề hiện tại ở huyện mình đó là rác thải trôi nổi ở giữa đồng mỗi khi bão lũ về, rác thải nơi ven đường, mọi người vứt rác bừa bãi...

Phần lớn mình thấy đó là bao nilong. Lúc đó khoảng năm 2015, vấn đề nổi cộm là ô nhiễm rác thác nhựa. Lúc đó bắt đầu mình suy nghĩ làm sao để tái sử dụng rác thải nhựa này, có thể tận dụng nó để xây dựng 1 ngôi nhà hoặc là 1 sản phẩm ứng dụng cho xã hội. 

Vào đại học mình có chia sẻ ý tưởng đó với các bạn, các bạn cùng họp lại với mình. Và từ đó tụi mình quyết định thành lập công ty mang tên Pando. Nếu nói đến thành công về mặt sản phẩm thì mình đã hình thành vào năm lớp 12.

Nhưng mà nói đến việc thành lập 1 doanh nghiệp – 1 công ty làm ra sản phẩm về rác thải nhựa thì đến năm 4 tụi mình mới xoắn tay vào làm ra 1 sản phẩm hoàn thiện

PV: Pando thu gom nhựa làm nguyên liệu đầu vào như thế nào? Bạn có thể chia sẻ về quá trình sản xuất các sản phẩm gạch, ngói này? Các sản phẩm của Pando có gì đặc biệt hơn so với các sản phẩm gạch, ngói khác trên thị trường?

Bạn Phạm Mạnh Đình: Hiện tại, tụi mình đang hợp tác với Viện dân số sức khỏe và phát triển, tụi mình lấy rác thải nhựa ở những bãi rác thải nhựa, tụi mình sẽ phân loại lấy rác thải nhựa đó đưa vào máy, tụi mình sẽ phân tách ra nhưng thành phần nhựa trong đó.

Sau đó, tụi mình rửa những tấm nilong đó cho sạch những bụi bẩn, những phần khác dính vào. Rồi tụi mình sẽ đưa vào hệ thống sấy để sấy khô. Sau đó, sẽ đưa vào máy đùn. Thì trong máy đùn này tụi mình sẽ kết hợp giữa cát và rác thải nhựa thì sẽ cho ra sản phẩm gạch ngói theo kích thước mà mình mong muốn

Hiện tại sản phẩm của Pando so với các sản phẩm trên thị trường thì độ bền cao hơn 4 lần. Tụi mình đã chứng minh trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khởi nghiệp. Khả năng chịu nén, chịu uốn, chống mài mòn. Nói chung tụi mình đã chứng minh hết là sản phẩm hoàn toàn vượt trội hơn.

PV: Được biết dự án PANDO được ra đời vào tháng 12 năm 2019 là kết quả hơn 3 năm miệt mài nghiên cứu trên giảng đường đại học của nhóm bạn. Đến nay, chúng ta đã phát triển dự án này như thế nào? Trong thời gian tới, định hướng phát triển dự án của nhóm là gì để tiếp cận đến nhiều người hơn?

Bạn Phạm Mạnh Đình: Tụi mình đã vạch ra hướng đi mới cho công ty đó là hướng theo một công ty công nghệ. Có nghĩa là mục tiêu của tụi mình là không thể giậm chân ở việc sản xuất gạch, ngói mà tụi mình hướng tới tạo ra một hệ sinh thái về bảo vệ môi trường.

Tụi mình đầu tư vào nghiên cứu những công nghệ mới như công nghệ sản xuất gạch từ công nghệ phần chìm làm từ rác thải nhựa… Trong thời gian từ năm 20220-2022 thì tụi mình đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ, có nghĩa là tụi mình đang đầu tư vào dự án BOT, hiện tại tụi mình đã hoàn thành dây chuyền Balat 1 cho việc làm ra sản phẩm gạch gói, gạch lát nền.

Hiện tại mình đang hợp tác với viện dân số ddeer phát triển Balat 2 – liên quan đến tự động hóa dây chuyền. Chúng ta chỉ cần bỏ rác thải nhựa vào trong máy, máy tự đông phân loại, trộn nguyên vật liệu và ép ra ngoài. Nó sẽ tự động tính phần phụ gia, nhiệt độ và áp suất nén…. Thì trong cuối năm nay mình sẽ chuyển giao về công nghệ.

Cuối năm 2023, thì tụi mình sẽ chuyển giao bán công nghệ cho nhiều đơn vị khác, trong và ngoài nước

Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Tp. HCM