FREE

Hồ sơ

Phòng dữ liệu, thử nghiệm nhiệt đới và môi trường - Viện kỹ thuật nhiệt đới ITT Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hà Nội Ngày tham gia: 03/10/2017 Thành viên miễn phí Sản phẩm chính: công nghệ phun phủ nhiệt Lượt truy cập: 189,031 Xem thêm Liên hệ

Lĩnh vực

Phòng dữ liệu, thử nghiệm nhiệt đới và môi trường - Viện kỹ thuật nhiệt đới ITT

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Phòng có 06 cán bộ biên chế trong đó có 04 thạc sĩ, ngoài ra còn 03 cán bộ hợp đồng

I.1.​ Lãnh đạo phòng 

Phụ trách phòng: Nguyễn Văn Tuấn

I.2. Các thành viên:

- KS. Nguyễn Văn Tuấn, NCV

- ThS. Đào Bích Thủy, NCV

- ThS. Lý Quốc Cường, NCV

- ThS. Phạm Thị Hà, NCV

- ThS. Phạm Thị Lý, NCV

- CN. Võ An Quân, NCV

I.3. Lãnh đạo phòng qua các thời kỳ:

PGS.TS. Nguyễn Thạc Kim    (1997-1998)

TS. Lê Trọng Hậu                   (1997-2006)

TS. Lê Thu Quý                      (1997-2014)

I.4 Cán bộ - viên chức đã công tác tại phòng:

PGS.TS. Nguyễn Thạc Kim    (1997-1998)

TS. Lê Trọng Hậu                   (1997-2006)

TS. Trần Thị Thanh Vân         (1997-2008)

TS. Lê Thu Quý                      (1997-2014)

ThS. Ngô Thế Diện                 (2007-2011)

CN. Võ Văn Lạc                     (1997-2012)

CN. Đỗ Thị Thục                    (1997-2014)

II.   LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, HOẠT ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ KHOA HỌC KỸ THUẬT

II.1. Lĩnh vực nghiên cứu hoạt động

II.1.1 Chức năng: Nghiên cứu khoa học, triển khai và phát triển công nghệ trong các lĩnh vực dữ liệu khí hậu kỹ thuật và phun phủ nhiệt.

II.1.2 Nhiệm vụ:

Thu thập và xử lý dữ liệu khí hậu theo quan điểm kỹ thuật nhiệt đới.

Nghiên cứu chế tạo và ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến các tính năng của các lớp phun phủ nhiệt.

Tham gia đào tạo, hợp tác quốc tế, triển khai ứng dụng, xây dựng tiêu chuẩn, tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dữ liệu khí hậu kỹ thuật và phun phủ nhiệt.

II.2. Dịch vụ khoa học - kỹ thuật của phòng:

II.2.1. Dịch vụ khoa học:

THỬ NGHIỆM GIA TỐC KHÍ HẬU ĐÁNH GIÁ NHANH ĐỘ BỀN CỦA VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHIỆP.

Mô tả tóm tắt:     

Các vật liệu hay sản phẩm máy móc thiết bị được thử nghiệm trong các tủ khí hậu nhân tạo ở các chế độ thử khác nhau (phun mưa, tạo nhiệt ẩm theo chu kỳ, chiếu bức xạ tử ngoại UV, chiếu bức xạ tử ngoại UV kết hợp nhiệt ẩm, chiếu bức xạ ánh sáng đèn xenon kết hợp phun mưa, phun mù muối, gia tốc ăn mòn theo chu kỳ, phun bụi, khí ozone). Trong các thử nghiệm này, các yếu tố đặc trưng cho các mức độ khắc nghiệt của khí hậu hay các môi trường làm việc công nghiệp đặc thù đều được tăng cao hơn mức bình thường như lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ tử ngoại UV, khí thải, nồng độ các chất xâm thực, nồng độ bụi các loại, nồng độ khí ozone ... Bằng cách tiến hành thử nghiệm theo các chu kỳ liên tục tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành (TCVN, ISO, EN, ASTM, BS, JIS, DIN, ΓOCT …), các tính năng của sản phẩm, vật liệu suy giảm mạnh, qua đó, chúng ta sẽ đánh giá nhanh được độ bền của chúng.

Các dạng thử nghiệm gia tốc:

1. Các thử nghiệm quan sát

So sánh độ bền giữa các thành phần và tính chất của cùng họ vật liệu

So sánh mức độ khắc nghiệt giữa các điều kiện môi trường khai thác

Tiến hành các thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm định kỳ

2. Dự đoán sự thay đổi độ bền của vật liệu trong các môi trường làm việc

Xác định độ bền của các vật liệu và sản phẩm trong những môi trường khai thác định trước

Xác định vật liệu sản phẩm tối ưu nhất thích hợp với môi trường làm việc

Đánh giá hiệu quả thu được sau khi tiến hành một thay đổi cải tiến nào đó trong công nghệ sản xuất

Giải thích nguyên nhân phá hủy của vật liệu sản phẩm trong môi trường làm việc

Đa dạng các loại vật liệu:

Phân tích, đánh giá độ bền nhiều loại vật liệu: kim loại, sơn, cao su, gỗ, vải, nhựa …

II.2.2. Sản phẩm triển khai ứng dụng:

Các lớp phun phủ nhiệt và các ứng dụng liên quan:

Bảo vệ chống ăn mòn trong các môi trường khí quyển, môi trường nước, trong đất.

Tạo các lớp phủ chức năng như lớp phủ chịu nhiệt, chịu ma sát, đòi hỏi độ cứng cao, có độ dẫn điện tốt, tạo lớp dẫn điện lên bề mặt không dẫn điện ...

Phục hồi các chi tiết máy bị mài mòn.

Sửa chữa khuyết tật cho vật đúc hoặc các khuyết tật xuất hiện khi gia công cơ khí.

Tạo các lớp bảo vệ và trang trí cho các công trình mỹ thuật.

III.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI

III.1.  Các công trình, đề tài, dự án tiêu biểu:

Đề tài cấp Trung tâm KHTN&CNQG (cấp Bộ), năm 2001. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số thử nghiệm khi đánh giá nhanh chất lượng lớp phủ hữu cơ trên nền thép bằng phương pháp thử nghiệm gia tốc. Chủ trì: Trần Thị Thanh Vân.

Đề tài cấp Trung tâm KHTN&CNQG (cấp Bộ), giai đoạn 2001-2003. Nghiên cứu, chế tạo lớp phủ bảo vệ có độ bền nhiệt, ẩm cao trên cơ sở nhựa tổng hợp biến tính dầu thực vật Việt Nam và một số hợp kim. Đề tài nhánh do Lê Trọng Hậu chủ trì: “Lớp thấm CrAlP”.

Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số 530301, giai đoạn 2001-2003. Nghiên cứu ảnh hưởng chất ức chế ăn mòn chứa kẽm đến chất lượng lớp phủ composite bảo vệ kim loại trong môi trường hóa chất. Chủ trì: Trần Thị Thanh Vân.

Đề tài độc lập cấp Viện KH&CN Việt Nam (cấp Bộ), giai đoạn 2004-2006. Nghiên cứu bảo vệ chống ăn mòn cho cửa van các công trình thủy lợi ven biển bằng phương pháp bảo vệ kết hợp. Đề tài nhánh do Lê Trọng Hậu chủ trì: “Lớp phun phủ nhiệt ZnAl bảo vệ chống ăn mòn”.

Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số 530301, giai đoạn 2004-2005. Nghiên cứu cấu trúc tế vi, độ bền hóa của lớp phủ titan trên nền thép. Chủ trì: Lê Trọng Hậu.

Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số 518606, giai đoạn 2006-2007. Nghiên cứu cấu trúc tế vi, độ bền hóa của lớp phủ titan trên nền đồng và hợp kim đồng. Chủ trì: Lê Trọng Hậu.

Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số 518306, giai đoạn 2006-2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi cấu trúc pha đến khả năng chống ăn mòn của lớp phủ composite biến tính phụ gia nano vô cơ. Chủ trì: Trần Thị Thanh Vân.

Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số 518506, giai đoạn 2006-2008. Nghiên cứu lớp phủ hợp kim ZnAl chế tạo bằng phương pháp phun phủ hồ quang điện dùng để bảo vệ thép khi làm việc trong môi trường biển. Chủ trì: Lê Thu Quý.

Đề tài cấp Viện KH&CN Việt Nam (cấp Bộ), giai đoạn 2007-2008. Nghiên cứu sử dụng polyme dẫn để nâng cao tính năng bảo vệ hệ chống ăn mòn khí quyển của một số vật liệu hữu cơ, kim loại phun nhiệt. Đề tài nhánh do Lê Thu Quý chủ trì: “Lớp phủ kim loại phun nhiệt”.

Đề tài độc lập cấp Viện KH&CN Việt Nam (cấp Bộ), giai đoạn 2007-2009. Nghiên cứu bảo vệ chống ăn mòn cho cửa van các công trình thuỷ lợi vận hành trong vùng nước chua mặn. Đề tài nhánh do Lê Thu Quý chủ trì: “Các lớp phủ phun nhiệt”.

Đề tài cấp Viện Kỹ thuật nhiệt đới (cấp cơ sở), giai đoạn 2007-2011. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường khí quyển Hà Nội tới tốc độ ăn mòn của lớp phun phủ kẽm chế tạo tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới. Chủ trì: Lê Thu Quý.

Đề tài cấp Viện KH&CN Việt Nam (cấp Bộ), giai đoạn 2011-2012. Nghiên cứu chế tạo lớp phủ hợp kim niken crôm bằng công nghệ phun phủ hồ quang điện để bảo vệ chống ăn mòn cho các chi tiết máy bơm công nghiệp làm việc trong môi trường axít. Chủ trì: Lê Thu Quý.

Đề tài cấp Viện Kỹ thuật nhiệt đới (cấp cơ sở) về xử lý lớp phủ hợp kim NiCr bằng phốt phát nhôm giai đoạn 2012-2014. Chủ trì: Nguyễn Văn Tuấn.

Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số 104.05-2011.38, giai đoạn 2011-2014 (đang thực hiện). Nghiên cứu xử lý nhiệt nâng cao khả năng chịu xói mòn ăn mòn trong môi trường axit của hệ phủ kép hợp kim niken crôm và nhôm chế tạo bằng công nghệ phun phủ hồ quang điện. Chủ trì: Lê Thu Quý.

III.2.  Số công trình công bố:

Số bài báo đăng trong các tạp chí quốc tế:   05

Số báo cáo khoa học đăng trong tuyển tập các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế:   10

Số bài báo, báo cáo khoa học đăng trong các tạp chí khoa học, tuyển tập các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia:   50

III.3.  Khen thưởng và giải thưởng khoa học – công nghệ:

Giải nhất toàn Viện Kỹ thuật nhiệt đới trong công tác ứng dụng triển khai.

IV.4. Các sản phẩm triển khai, ứng dụng tiêu biểu:

- Phun phủ bảo vệ chống ăn mòn trong các môi trường nước, môi trường khí quyển

- Phun phủ phục hồi mài mòn và tạo các lớp phủ chức năng