FREE

Hồ sơ

Phòng PTTB và phương pháp phân tích - PV Vật liệu ĐT- Viện KH Vật liệu Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hà Nội Ngày tham gia: 08/09/2017 Thành viên miễn phí Sản phẩm chính: Vật liệu linh kiện điện tử, linh kiện quang học, vật liệu nano Lượt truy cập: 297,480 Xem thêm Liên hệ

Lĩnh vực

Phòng PTTB và phương pháp phân tích - PV Vật liệu ĐT- Viện KH Vật liệu

GIỚI THIỆU VỀ VIỆN KHOA HỌC VẬT LIỆU

Viện Khoa học vật liệu (KHVL) là Viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam (KHCNVN), được thành lập năm 1993 bởi Chính phủ trên cơ sở hợp nhất các bộ phận nghiên cứu có liên quan đến Khoa học và Công nghệ vật liệu của Viện Khoa học Việt Nam trước đây.

 

Chức năng

Viện Khoa học Vật liệu là Viện nghiên cứu trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên, nghiên cứu cơ bản về khoa học công nghệ và phát triển công nghệ cơ bản theo hướng trọng điểm của Nhà nước về Khoa học vật liệu.

Nhiệm vụ
Viện có 7 nhiệm vụ chính sau đây:
  • Nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
    • Vật liệu và linh kiện điện tử, điện từ;
    • Vật liệu, linh kiện quang học, quang điện tử và quang tử;
    • Vật liệu và công nghệ nanô,
    • Vật liệu kim loại và vật liệu tổ hợp;
    • Vật liệu có tính năng đặc biệt (siêu cứng, chịu mài mòn, nhiệt độ cao.v.v….);
    • Vật liệu xúc tác, vật liệu bảo vệ chống ăn mòn;
    • Vật liệu y sinh;
    • Vật liệu năng lượng mới;
    • Nguyên liệu khoáng, vật liệu thân thiện môi trường, môi sinh (ecomaterial);
    • Thiết bị khoa học và thiết bị công nghệ vật liệu.
  • Tổ chức triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới thuộc các lĩnh vực nói trên vào sản xuất và đời sống;
  • Đào tạo nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao, tổ chức đào tạo sau đại học về khoa học vật liệu theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực khoa học vật liệu theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức, hoạt động triển khai sản xuất, kinh doanh, tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật phù hợp với lĩnh vực khoa học vật liệu theo qui định của pháp luật;
  • Quản lý cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền theo qui định của pháp luật;
  • Quản lý tài chính, ngân sách, sử dụng có hiệu quả tài sản Nhà nước giao .

CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn

Phân viện Vật liệu Điện tử (6 Phòng thí nghiệm)
- Phòng Vật liệu và Linh kiện Năng lượng
- Phòng Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn
- Phòng Phát triển Thiết bị và Phương pháp phân tích
- Phòng Vật liệu Cácbon Nanô
- Phòng Vật liệu Nano y-sinh
- Phòng Cảm biến và Thiết bị đo khí

Phân viện Vật liệu Quang học Quang phổ (6 Phòng thí nghiệm)
- Phòng Cooperman
- Phòng Laser Bán dẫn
- Phòng Quang hóa Điện tử
- Phòng Quang phổ ứng dụng và Ngọc học
- Phòng Vật liệu Quang điện tử
- Phòng Vật liệu và Ứng dụng Quang sợi

Phân viện Công nghệ Khoáng sản Môi trường và Vật liệu Polymer (3 Phòng thí nghiệm)
- Phòng Công nghệ và Vật liệu Môi trường
- Phòng nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit
- Phòng Nghiên cứu Vật liệu Khoáng

Phân viện Vật liệu Kim loại (3 phòng thí nghiệm)
- Phòng Ăn mòn và bảo vệ vật liệu
- Phòng Công nghệ kim loại
- Phòng Vật liệu kim loại tiên tiến

Phân viện Các Nguyên tố hiếm và vật liệu đất hiếm (3 phòng thí nghiệm)
- Phòng Công nghệ và ứng dụng Vật liệu
- Phòng Hóa học và Vật liệu xúc tác
- Phòng Vật liệu Vô cơ

Phòng thí nghiệm Trọng điểm về Vật liệu và Linh kiện Điện tử

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ  
- Phòng Quản lý tổng hợp  
Các đơn vị trực thuộc khác:
- Trung tâm Đánh giá hư hỏng Vật liệu (COMFA)
 
 
Tổng số CBVC: 291 người
- Số biên chế: 223
- Số hợp đồng: 68
- Giáo sư: 05
- Phó Giáo sư: 18
- NCVCC: 12
- Tiến sỹ khoa học: 04
- NCVC: 45
- Tiến sỹ: 60
- Thạc sỹ: 40
- Cử nhân: 156
- Khác: 31
 
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ
  • Thực hiện các nghiên cứu cơ bản về vật lý, khoa học vật liệu, công nghệ nanô
  • Thực hiện các nghiên cứu công nghệ định hướng ứng dụng về vật liệu tiên tiến và vật liệu truyền thống
  • Thực hiện triển khai ứng dụng
  • Thực hiện công tác đào tạo nhân lực khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
  • Thực hiện một số hoạt động về dịch vụ khoa học công nghệ
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT
  • 02 giải thưởng Hồ Chí Minh (cá nhân và tập thể, Quyết định 971/2005/QĐ-CTN) cho các công trình nghiên cứu xuất sắc về Vật lý năng lượng cao và về Công tác điều tra khoáng sản, xây dựng bản đồ địa chất quốc gia;

  • 02 Giải thưởng Nhà nước về Khoa học-Công nghệ (tập thể, Quyết định 972/2005/QĐ-CTN) cho cụm công trình ‘Nghiên cứu cơ bản tính chất quang-điện-từ của một số vật liệu điện tử tiên tiến’ và cụm công trình ‘Công nghệ vật liệu đất hiếm phục vụ sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường’.

Website: http://www.ims.vast.ac.vn