9 năm

Hồ sơ

Công ty cổ phần công nghệ môi trường T.Đ.A Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 14/08/2015 Thành viên vàng Sản phẩm chính: hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, phao quây dầu, giấy thấm dầu tràn, xử lý sự cố tràn dầu, máy thổi khí fujimac Lượt truy cập: 1,067,012 Xem thêm Liên hệ

Video

Dịch vụ lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 27/11/2019

Liên hệ

Xuất xứ: Khác

Bảo hành:

Phương thức thanh toán:

Khả năng cung cấp:

Đóng gói:

Liên hệ

Thông tin chi tiết

1. Căn cứ lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Mục 4, chương II, Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
- Chương V, Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Chương VI, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

2. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường

Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn tư hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

Tại Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định các đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

3. Quy trình thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường

· Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô dự án.

· Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.

· Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến hoạt động của dự án.

· Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

· Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

· Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

· Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.

· Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

· Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

· Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.

· Thẩm định và Quyết định phê duyệt đề án.

4. Cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường:

· Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các đôi tượng quy định tại Khoản 1 Điêu 32 Luật Bảo vệ môi trường.

·  Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này

·  Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng vãn bản

·  Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.

5. Các văn bản cần thiết cho việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường

– Giấy chứng nhận đầu tư/ giấy đăng ký kinh doanh

– Hợp đồng thuê đất/ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Thuyết minh dự án đầu tư hoặc phương án kinh doanh sản xuất

– Bản vẽ vị trí khu đất

– Bản vẽ mặt bằng tổng thể

– Bản thể thoát nước mưa

– Bản vẽ thoát nước thải

– Bản vẽ bể tự hoại

– Bản vẽ hệ thống xử lý nước thải (nếu có)

– Bản vẽ hệ thống xử lý khí thải (nếu có)

6. Thành phần, số lượng hồ sơ:

· Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại TT 27/2015/TT-BTNMT

·  Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án

·  Một (01) văn bản đề nghị xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

 7. Lưu ý khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường theo nghị định 18/2015/NĐ-CP

· Thời hạn xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy đinh tại Khoản 3 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường.

· Đốì tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

· Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại các Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.

· Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết biểu mẫu của hồ sơ đăng ký kể hoạch bảo vệ môi trường và việc ủy quyền xác nhận cho ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuât, khu kinh tế.

 

Quý doanh nghiệp sắp triển khai đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường, vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất:

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG T.Đ.A
Địa chỉ: 83 B Dư Hàng, Lê Chân, Hải Phòng
Điện thoại: 02253517668
DĐ: 093.220.1106
Email: tuantdahp@gmail.com
Website: http://cuumoitruong.com.vn/