FREE

Hồ sơ

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy- VietCert Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hà Nội Ngày tham gia: 29/05/2020 Thành viên miễn phí Sản phẩm chính: Giám định thương mại, Giám định máy móc, Đo lường chất lượng, Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, Chứng nhận ISO Lượt truy cập: 41,199 Xem thêm Liên hệ

Chứng nhận ISO 9001

Ngày đăng: 29/05/2020

Liên hệ

Xuất xứ: Khác

Bảo hành: liên hệ

Phương thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản

Khả năng cung cấp: theo nhu cầu của khách hàng

Đóng gói: liên hệ

Liên hệ

Thông tin chi tiết

Các doanh nghiệp thành công hiện nay là những doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng trong hoạt động kinh doanh của mình từ phương thức thực hiện đến việc chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và chất lượng các sản phẩm mà họ cung cấp.

Đây là tầm nhìn chiến lược để nâng cao giá trị và hình ảnh thương hiệu và đảm bảo tổ chức doanh nghiệp được trang bị tốt hơn để dành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn.

ISO 9001 - Nâng cao chất lượng để tạo ưu thế cạnh tranh 

ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh.

Tiêu chuẩn ISO 9001 ra đời lần đầu tiên năm 1987, tới nay đã qua các lần soát xét năm 1994, 2000 và 2008.

Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9001 là tiêu chuẩn trung tâm của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng, ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu và ISO 9004 – Hệ thống quản lý chất lượng – Huớng dẫn cải tiến).

ISO 9001 được xây dựng theo phương pháp tiếp cận theo quá trình, dựa trên mô hình PDCA

   - Plan - Hoạch định,

   - Do - Thực hiện,

   - Check - Kiểm tra,

   - Act - Cải tiến

Và, ISO 9001 được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng, được coi là tám nguyên tắc vàng. Nó là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết hiện đại về kinh tế kết hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng trên thế giới:

- Hướng đến khách hàng

- Sự lãnh đạo

- Sự tham gia của đội ngũ

- Cách tiếp cận theo quá trình

- Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý

- Cải tiến liên tục

- Quyết định dựa trên sự kiện

- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp