3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 127,674 Xem thêm Liên hệ

Video

Quản trị hiệu suất: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Quản trị hiệu suất: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Để nâng cao hiệu quả công việc và phát triển công ty, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn ứng dụng phương pháp quản trị hiệu suất. Đây là khái niệm không hề mới mẻ nhưng luôn được quan tâm bởi tốc độ cập nhật nhanh chóng và hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp cần lưu ý gì khi ứng dụng quy trình này? Hãy cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây để đi tìm lời giải!

Ý nghĩa của quản trị hiệu suất đối với các doanh nghiệp

Quản trị hiệu suất là quá trình giám sát, đánh giá và cải tiến năng suất làm việc thông qua việc thiết lập mục tiêu, kế hoạch thực hiện của từng cá nhân, phòng ban nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp. Quy trình quản trị hiệu suất giúp các doanh nghiệp nói chung và từng nhân sự nói riêng khắc phục được những khó khăn, hạn chế cũng như phát triển năng lực, cải thiện năng suất làm việc. Phương pháp này có ý nghĩa đặc biệt đối với doanh nghiệp, cụ thể là:

Giúp ban lãnh đạo nhìn nhận được giá trị, sự đóng góp của nhân viên và hỗ trợ họ phát triển tốt hơn trong công việc.

Giúp nhân sự trong công ty nhận biết được thế mạnh và phát triển bản thân tốt hơn. Từ đó, bản thân nhân sự biết cách đi đúng hướng và hoàn thiện mục tiêu của doanh nghiệp.

 
 

Ý nghĩa của quản trị hiệu suất đối với các doanh nghiệp

>> Xem thêm: Quản trị theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt - OKRs

Doanh nghiệp nên bắt đầu quản trị hiệu suất với những bước nào?

Theo Micheal Armstrong trong cuốn Sổ tay về Quản trị Hiệu suất (Armstrong’s Handbook of Performance Management), chu trình quản trị hiệu suất của doanh nghiệp được thực hiện thông qua 4 bước:

Bước 1: Lập kế hoạch

Đây là bước quan trọng và là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu một cách tốt nhất. Vì vậy, toàn bộ doanh nghiệp cần có sự thống nhất với nhau về mục tiêu và những việc cần làm trong thời gian tới. Ở bước này, doanh nghiệp nên ứng dụng nguyên tắc SMART trong quá trình thiết lập mục tiêu, cụ thể là:

S - Specific: cụ thể

M - Measurable: đo lường được

A - Attainable: tính khả thi

R - Relevant: tính thực tế

T - Time-bound: có thời hạn hoàn thành

Bước 2: Thực hiện theo kế hoạch

Dựa trên những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, cấp quản lý, các phòng ban, bộ phận và từng nhân viên cần tiến hành thực hiện các công việc đã được phân công. 

Bước 3: Theo dõi tiến độ

Trong suốt quá trình thực thi kế hoạch, doanh nghiệp cần theo dõi, giám sát tiến độ nhằm đánh giá cách khách quan và kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn. Ngoài ra, giai đoạn này cũng đòi hỏi sự tương tác giữa cấp quản lý và nhân viên với nhau nhằm đưa ra những phản hồi và điều chỉnh phương pháp làm việc phù hợp hơn.

Bước 4: Đánh giá

Sau mỗi chu kỳ thực hiện kế hoạch, doanh nghiệp cần đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, xem xét những vấn đề còn tồn đọng để khắc phục và định hướng cho chu kỳ quản trị kế tiếp hiệu quả hơn. 
 

 

Quy trình quản trị hiệu suất được thực hiện thông qua 4 bước

Lưu ý đối với các doanh nghiệp khi quản trị hiệu suất

Để quá trình ứng dụng phương pháp quản trị hiệu suất mang lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế những sai lầm không đáng có, các doanh nghiệp nên “bỏ túi” một vài lưu ý sau.

1. Thiết lập mục tiêu chính xác

Mục tiêu đề ra cần phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và được công bố minh bạch tới toàn bộ những người có liên quan. Một khi nhân sự trong công ty hiểu rõ được tầm quan trọng của mục tiêu và kế hoạch đề ra, họ sẽ có niềm say mê cống hiến và làm việc hiệu quả hơn. Khi xây dựng mục tiêu, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan nhằm điều chỉnh mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cấp quản lý sẽ triển khai cho nhân viên về mục tiêu, hướng đi và tình hình thực tế. Từ đó, nhân viên có thể thiết lập kế hoạch thực hiện và mục tiêu riêng của mình. 

2. Minh bạch với nhân viên

Không nhân sự nào trong doanh nghiệp mong muốn mình là “người ngoài”, ngược lại họ muốn được truyền tải đầy đủ thông tiên liên quan đến mục tiêu, kế hoạch của doanh nghiệp. Vì vậy, người lãnh đạo doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các cuộc họp, thảo luận nhằm giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu chung, có trách nhiệm hoàn thành công việc tốt hơn.

3. Phản hồi trung thực, đánh giá khách quan

Quy trình quản trị hiệu suất chỉ đạt được hiệu quả khi doanh nghiệp thường xuyên đánh giá và phản hồi chính xác tình hình thực tế. Càng hiểu rõ hơn về tiến độ thực hiện, người quản lý và nhân viên sẽ càng có cơ hội cải tiến và phát triển công việc tốt hơn.

4. Tạo cơ hội cho nhân viên phát triển

Quá trình theo dõi, đánh giá quản trị hiệu suất sẽ giúp quản lý doanh nghiệp phát hiện điểm nghẽn, khúc mắc của nhân viên trong quá trình thực hiện. Qua đó, doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho nhân sự học hỏi, và phát triển tốt hơn, đóng góp thêm lợi ích cho công ty.Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù và tính chất khác nhau. Vì vậy, khi áp dụng mô hình quản trị hiệu suất, doanh nghiệp cần có sự thay đổi linh hoạt trong việc thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch và điều phối nhân sự. Nếu doanh nghiệp bạn có mong muốn phát triển công ty, nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ quản lý, nhân viên thì đây sẽ là một phương pháp quản trị vô cùng hữu hiệu!
Viindoo OKR - Quản trị Hiệu suất Doanh nghiệp theo Mục tiêu và Kết quả Then chốt

Thiết lập mục tiêu và kết quả then chốt (Objectives and Key Results - OKR), chia sẻ rộng rãi tới toàn thể nhân sự. 

Lập kế hoạch thực hiện cụ thể, theo sát tiến độ hoàn thành mục tiêu. 

Khai phá tiềm năng nhân sự, liên kết nội bộ chặt chẽ.

Tìm hiểu thêm về Giải pháp Viindoo tại website: https://viindoo.com/