3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 132,518 Xem thêm Liên hệ

Video

Bạn biết gì về mô hình xương cá 5M1E trong sản xuất?

Bạn biết gì về mô hình xương cá 5M1E trong sản xuất?

Mô hình xương cá 5M1E được biết đến là công cụ đắc lực trong quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Vậy cụ thể 5M1E là gì? Ứng dụng của mô hình xương cá này trong quản lý doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Viindoo tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

5M1E là gì?

5M1E - hay còn được biết đến với tên gọi mô hình xương cá, là một khái niệm bao quát 6 yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Materials (nguyên vật liệu) - Man (con người) - Machine (thiết bị) - Method (phương pháp) - Measurement (đo lường) - Environment (môi trường). 

 
 

Materials (Nguyên vật liệu)

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quản lý sản xuất. Thiếu hụt nguyên vật liệu, hoặc nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng… đều sẽ gây trục trặc cho quá trình sản xuất, tăng tỷ lệ sản phẩm lỗi, gây tốn kém thời gian, chi phí và nhiều nguồn lực sản xuất khác của doanh nghiệp. 

Vì thế, doanh nghiệp cần đảm bảo số lượng, chất lượng nguyên vật liệu đầu vào luôn đảm bảo yêu cầu sản xuất thực tế. Điều này đòi hỏi ở doanh nghiệp quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ cùng khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên vật liệu một cách chính xác, kịp thời. 

Machine (Thiết bị)

Nguyên vật liệu sẽ được đưa vào máy móc để sản xuất ra thành phẩm. Máy móc, thiết bị không chỉ giúp tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ sai sót, mà còn đóng vai trò quyết định tới quá trình sản xuất của một số ngành đặc thù như công nghiệp nặng. 

Đối với yếu tố liên quan đến thiết bị trong 5M1E, doanh nghiệp cần đảm bảo tính ổn định, chính xác và an toàn trong suốt quá trình vận hành máy sản xuất. Muốn vậy, nhân công thực hiện và quản lý cần chú ý: 

Kiểm tra kỹ tính ổn định của máy trước khi sử dụng.

Thiết lập điều kiện thiết bị theo đúng quy chuẩn thao tác.

Định kỳ kiểm tra, bảo trì máy móc.

 Xem thêm: Cách tạo và quản lý yêu cầu bảo trì trong hệ thống Viindoo

Man (Con người)

Dù ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực hay thời đại nào, con người là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Xét ở khía cạnh con người, chất lượng sản xuất có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: nhân công thiếu kiến thức, kỹ năng thực hiện, người quản lý thiếu sự sát sao, tập trung, v.v. 

Để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất từ góc độ nhân sự, quản lý doanh nghiệp cần tập trung cho việc đào tạo nhân công, đề ra và áp dụng các quy trình minh bạch, chặt chẽ. 

Method (Phương pháp)

Phương pháp thực hiện và quản lý sản xuất sẽ quyết định rất nhiều tới thời gian, chi phí sản xuất cũng như độ đồng nhất trong chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng cho yếu tố này, doanh nghiệp cần lưu ý đưa ra yêu cầu, quy định chặt chẽ cho mọi quy trình sản xuất. Đồng thời, việc tăng cường tự động hóa trong sản xuất cũng giúp doanh nghiệp loại bỏ được các nguy cơ từ sai lệch trong phương pháp sản xuất. 

Environment (Môi trường)

Môi trường ở đây bao gồm tất cả yếu tố liên quan đến môi trường làm việc, môi trường sản xuất như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mức độ khói bụi, ô nhiễm, v.v. Thời gian làm việc cũng được xem là một yếu tố của môi trường sản xuất, và có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản xuất của doanh nghiệp. 

Môi trường làm việc ổn định, phù hợp sẽ giúp các quá trình diễn ra trơn tru, đảm bảo sản xuất liên tục. 

Measurement (Đo lường)

Measure - đo lường thường được xem là bước cuối cùng trong một quy trình sản xuất. Song, thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đo lường, kiểm tra ở bất cứ giai đoạn nào trong suốt quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, quy trình thực hiện sản xuất hay chất lượng thành phẩm đầu ra đều đạt yêu cầu. 

Để đảm bảo tiêu chuẩn chính xác, doanh nghiệp cần ứng dụng tiêu chuẩn và phương pháp đo lường cụ thể, rõ ràng cho từng danh mục sản phẩm. 

 

Ví dụ về cách áp dụng mô hình xương cá 5M1E trong việc xử lý vấn đề sản xuất chậm tiến độ.

1i - Mảnh ghép quan trọng cho quản lý sản xuất trong kỷ nguyên 4.0

Cùng với làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra ngày một mạnh mẽ, doanh nghiệp giờ đây không những phải quan tâm tới 5M1E mà cả 1i - Information (thông tin, dữ liệu) trong quản trị sản xuất. 

Theo đó, dữ liệu được ví như “dòng chảy” của toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo việc sản xuất diễn ra trơn tru. Việc nắm chắc thông tin sẽ giúp người quản lý dễ dàng phát hiện vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, từ đó kịp thời xử lý và đưa ra phương án phù hợp.

Cùng với đó, báo cáo phân tích dữ liệu về sản xuất còn mang đến cho người quản lý cơ sở để hoạch định nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn trong tương lai. 

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp về mô hình xương cá 5M1E trong sản xuất, cũng như cách ứng dụng các yếu tố này vào việc quản lý sản xuất của doanh nghiệp. Đừng quên tham khảo thêm các kiến thức, tài liệu bổ ích khác trong Blog Quản trị Doanh nghiệp của Viindoo!