3 năm

Hồ sơ

Công ty Cổ phần Công nghệ Viindoo Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Hải Phòng Ngày tham gia: 21/10/2021 Thành viên vàng Sản phẩm chính: Viindoo SaaS, Dịch vụ Tập huấn Chuyển giao Công nghệ, Dịch vụ Tư vấn Triển khai Giải pháp , Phần mềm Quản trị Doanh nghiệp Viindoo, Viindoo Marketplace Lượt truy cập: 120,420 Xem thêm Liên hệ

Video

6 lý do các doanh nghiệp nên sử dụng Gamification Marketing

6 lý do các doanh nghiệp nên sử dụng Gamification Marketing

Gamification marketing (“game” hóa) là một hình thức marketing được rất nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước như: Pepsi, Pizza Hero, Tiki, Vin Group,... sử dụng. Vậy tại sao nhiều ông lớn lại lựa chọn gamification marketing như vậy? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời!

1. Tăng tương tác với người tiêu dùng

Trước hết các bạn có thể thấy, gamification marketing ứng dụng các cơ chế của game vào hoạt động marketing. Bởi vậy, hình thức này giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều người tham gia từ người lớn tuổi đến trẻ nhỏ, bởi lẽ họ đều bị trò chơi hấp dẫn. 

Ngoài ra, gamification giúp người tham gia vừa tương tác với chiến dịch vừa được chơi trò chơi. Theo tâm lý học, khi khách hàng nhìn thấy các trang web có nội dung trò chơi, họ sẽ tò mò và nhấn vào nội dung đó thay vì các nội dung quảng cáo truyền thống thông thường. Đây chính là phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp thu hút khách hàng, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng.

 

Gamification tăng tương tác với người tiêu dùng

2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Khi áp dụng Gamification marketing, độ tương tác của người tiêu dùng tăng lên và kéo thep tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng. Điều này là do trò chơi mang lại cảm giác không bị tiếp thị bởi sản phẩm. Từ đó, người tham gia có xu hướng phản hồi lời kêu gọi hành động trên gamification marketing hơn những phương pháp tiếp thị truyền thống.

Ngoài ra, nếu trò chơi được kết hợp thêm các voucher giảm giá, phiếu quà tặng thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ được tăng thêm. Ví dụ như, người dùng giành được phiếu giảm giá 30% từ việc chiến thắng trò chơi thì khả năng cao người đó sẽ sử dụng phiếu giảm giá đó để sử dụng mua hàng.

3. Tăng số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu 

Trong chiến dịch Gamification marketing, đa số doanh nghiệp sẽ lồng ghép sản phẩm, thương hiệu của mình một cách tinh tế để thu hút sự chú ý của khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể chỉnh sửa giao diện, biểu tượng, phông chữ phù hợp với phong cách của mình để tạo ấn tượng với người chơi về thương hiệu của mình.

Việc tăng số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu cũng phụ thuộc nhiều vào các trò chơi tương tác. Khi doanh nghiệp ứng dụng trò chơi vào chiến dịch marketing sẽ giúp khách hàng cảm thấy thú vị và tiếp tục tham gia. Có nhiều khách hàng tiếp tục sử dụng nói rằng, họ quay lại chơi tiếp để tăng thứ bậc hạng của mình và nhận thêm nhiều phần thưởng nữa. 

Hơn nữa, khách hàng tham gia trò chơi sẽ có cảm giác quen thuộc với thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ giữ chân được khách hàng cũ, giảm chi phí đi 5 lần so với việc phải tìm kiếm khách hàng mới. 

 Xem thêm: Những case study về ứng dụng gamification thành công trên thế giới

 
 
Tăng số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu

4. Tham gia tích cực hoạt động Omnichannel Marketing 

Hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng tới trải nghiệm thống nhất cho khách hàng trên tất cả các kênh - omnichannel marketing. Mục tiêu này có thể dễ dàng đạt được thông qua Gamification marketing với các hoạt động vô cùng chuyên nghiệp. Nó dẫn dắt khách hàng đi từ online đến offline, từ việc chơi game trên máy tính cho đến điện thoại. Tất cả đều được thiết kế vô cùng hấp dẫn, sáng tạo và trơn tru.

5. Dễ dàng kiểm soát và đo lường chiến dịch hiệu quả 

Tạo các chiến dịch Gamification marketing giúp doanh nghiệp kiểm soát được các tình huống, phần thưởng trong game. Ngoài ra, doanh nghiệp là bên trực tiếp tạo ra các hoạt động trò chơi mà không bị can thiệp bởi bên nào khác. Doanh nghiệp cũng có thể chủ động kiểm soát ngân sách thực hiện chiến dịch đó. 

Khi sử dụng Gamification trong marketing, doanh nghiệp cũng sẽ thu thập được dữ liệu đo lường hiệu quả của chiến dịch như: số lượng người truy cập, lượt tham gia, chia sẻ, các bài viết về chiến dịch. 

6. Đơn giản hóa vấn đề thu thập dữ liệu của khách hàng 

Thu thập thông tin khách hàng luôn là một vấn đề khó khăn và nhạy cảm. Đa số người tiêu dùng không muốn bị lộ thông tin cá nhân và bị làm phiền. Tuy nhiên,việc thu thập thông tin của khách hàng trên Gamification dễ dàng hơn bao giờ hết. Họ vui vẻ và tự nguyện đưa ra thông tin của mình. 

Việc thu thập thông tin ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin khi đăng nhập chơi game, có tên trong bảng xếp hạng, mở cấp trò chơi, sử dụng phần thưởng,… Điều này cũng giúp doanh nghiệp nắm được sở thích và xu hướng thị trường.

Bài viết trên đã chỉ ra, ứng dụng Gamification trong marketing giúp giải quyết rất nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Vậy, các doanh nghiệp còn ngại ngần gì mà không thực hiện ngay hình thức marketing thông qua Gamification?