Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Nghiên cứu quy trình xử lý phân ruối lính đen (Hermetia illucens) thành phân hữu cơ sinh học phục vụ canh tác nông nghiệp

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói

Thông tin nhà cung cấp

I. Mô tả quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân ruồi lính đen

 

quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân ruồi lính đen

 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

+ Chế phẩm xạ khuẩn Streptomyces spp trong môi trường Gause 1 và vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi trường nước chiết thịt (TP).

+ Phân ruồi lính đen và than sinh học và một số phụ gia khác.

+ Cân định lượng, máy đảo trộn và kho bải nhà xưởng.

Bước 2: Xây dựng quy trình phối trộn

Xác định công thức phối trộn nguyên liệu: 68% phân ruồi + 30% than sinh học + chế phẩm vi sinh + 2% phụ gia.

Bước 3: Tất cả các nguyên liệu trên được định lượng và đưa vào burker để đảo trộn. Kiểm tra độ ẩm đạt 50% của hỗn hợp nguyên liệu.

Bước 4: Thực hiện lên men trong phương pháp ủ bán hiếu khí phân ruồi lính đen với than sinh học và vi sinh vật phân giải hữu cơ. Kiểm tra định kỳ độ ẩm, nhiệt độ và thực hiện đảo trộn nguyên liệu (đinh kỳ 7 ngày 1 lần).

Bước 5: Thu hồi sản phẩm sau lên men đưa qua hệ thống sấy khô để phân đật độ ẩm theo tiêu chuẩn là 25%.

Bước 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của phân bón hữu cơ sinh học dựa trên Nghị định 84/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về phân bón và Theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT.

* Xác định chất lượng sản phẩm

- Kết thúc quá trình lên men trong vòng 21 ngày toàn bộ các nghiệm thức thí nghiệm được đưa đến Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam để đánh giá chất lượng của phân hữu có sinh học sau xử lý ủ hoai: Dựa vào Nghị định 84/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về phân bón hữu cơ sinh học.

+ Phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng trong phân: pHKCl, OM (%), axit humi (%), axit fuvic (%), N (%), P2O (%), K2O (%), tỉ lệ C/N.

+ Phân tích các chỉ tiêu kim loại năng: Pb, Cd, As và Hg

+ Phân tích các chỉ tiêu ví sinh vật có hại: Salmonella và E.coli

+ Phân tích các chỉ tiêu ví sinh vật có lợi: Streptomyces spp và vi khuẩn Bacillus subtilis

* Kết quả

Kết quả phân tích chất lượng phân hữu cơ sinh học dựa trên Nghị định 84/2020 ND-CP của Chính phủ về quả lý phân bón, cho thấy nghiệm thức 3 đã đạt tiêu chuẩn của phân hữu cơ sinh học: pH: 7,23; MO: 57,07; Nts: 2,46; Axit humic: 3,79; axit fulvic: 3,55; K2Ots: 6,94; P2O5ts: 5,34 và tỉ lệ C/N: 11,74.

Về các chỉ tiêu kim loại nặng (Cd, Pb, As và Hg) không phát hiện.

Về các tỉ tiêu vi sinh vật gây hại (salmonella và E.coli) là không phát hiện.

Về các vi sinh vật hữu ích (Streptomyces spp và Bacillus subtilis) đều ở mức cao đạt từ 108 cfu/g trở lên.

II. Hiệu quả khoa học và kinh tế của phân ruồi lính đen trong canh tác nông nghiệp

1. Hiệu quả của cải thiện độ pH đất và độ ẩm đất xám bạc màu

 

14 ngày Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Nghiệm thức pH KCl Độ ẩm pH KCl Độ ẩm pH KCl Độ ẩm
NT1 3,88 8,58 3,92 7,26 3,86 7,00
NT2 5,50 19,59 5,12 17,42 5,56 18,69
NT3 6,40 18,04 6,12 22,71 6,76 22,29
NT4 6,22 20,32 6,05 23,04 7,35 24,27
NT5 6,80 23,27 6,26 20,11 7,19 24,12
LSD0,05 0,52 2,28 1,16 1,83 0,50 1,30
CV (%) 4,8 6,6 11,2 5,8 4,3 3,6

 

Ảnh hưởng của phân ruồi lính đen, phân trùn quế và phân gà xử lý đến pH và khả năng giữ ẩm của đất xám trong 14 ngày 

- Ở thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ pH được cải thiện tốt nhất ở NT5 (với mức bón 8.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không có bón phân hữu cơ; Ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ pH đất được cải thiện cao nhất ở NT5 (với mức bón 8.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không có bón phân hữu cơ trùn quế; Ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi lính đen: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ pH đất được cải thiện cao nhất ở NT4 (với mức bón 6.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không có bón phân ruồi lính đen. Qua đây cho thấy pH đất tăng lên theo liều lượng phân hữu cơ bón vào trong đất, điều này chứng tỏ phân hữu cơ có khả năng cải tạo pH đất đặt biệt là phân ruồi lính đen được xử lý hoai với than sinh học từ vỏ trấu lúa.

- So sánh mức độ cải thiện pH ở đất xám của 3 loại phân bón hữu cơ (ở thí nghiệm 1 phân gà xử lý; ở thí nghiệm 2 phân trùn quế và ở thí nghiệm 3 phân ruồi): Qua hình 1 cho thấy ở NT1 không bón phân hữu cơ thì độ pH của 3 thí nghiệm hầu như không có sự khác biệt và ở mức rất chua. Ở NT2 (mức bón 2.000 kg/ha) pH đất được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi linh đen, tiếp đến là thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý và thấp nhất ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế. Ở NT3 (với mức bón 4.000 kg/ha) pH đất cũng được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi linh đen, tiếp đến là thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý và thấp nhất ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế. Ở NT4 (với mức bón 6.000 kg/ha) pH đất được cải thiện cao hơn hẵn ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi lính đen tiếp đến là thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý và thấp nhất ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế. Ở NT5 (với mức bón 8.000 kg/ha) pH đất cũng được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi lính đen tiếp đến là thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý và thấp nhất ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế.

 

quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân ruồi lính đen

 

quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân ruồi lính đen

 

 

So sánh ảnh hưởng của phân ruồi lính đen, phân trùn quế và phân gà xử lý đến pH và độ ẩm của đất xám 

Như vậy, phân hữu cơ được sản xuất từ phân ruồi lính đen có kết hợp với than sinh học từ vỏ trấu trong quy trình sản xuất đã có tác dụng cải thiện pH đất xám cao hơn phân gà xử lý và phân trùn quế. Với mức bón 6.000 kg phân ruồi lính đen/ha đã có tác động cải thiện pH đất xám cao hơn nhất so với các mức bón còn lại.

- Xét ảnh hưởng của việc bón phân gà xử lý, phân trùn quế và phân ruồi lính đen đến độ giữ ẩm của đất xám: Ở thí nghiệm 1 bón phân gà xử lý: bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ ẩm đất cao nhất ở NT5 (bón 8.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không bón phân hữu cơ; Ở thí nghiệm 2 bón phân trùn quế: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ ẩm đất cao nhất ở NT4 (bón 6.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không bón phân hữu cơ; Ở thí nghiệm 3 bón phân ruồi lính đen: Qua bảng 3 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê và độ ẩm đất cao nhất ở NT4 (bón 6.000 kg/ha), tiếp đến là NT5 (bón 8.000 kg/ha) và thấp nhất ở NT1 không bón phân hữu cơ.

- So sánh ảnh hưởng của 3 loại phân hữu cơ (phân gà xử lý, phân trùn quế và phân ruồi lính đen) đến việc cải thiện độ ẩm của đất xám. Qua hình 1 cho thấy: Ở NT1 của cả 3 thí nghiệm không có bón phân hữu cơ là không có sự khác biệt và độ ẩm đất sau 14 ngày phơi nắng không tưới nước là rất thấp. Ở NT2 bón 2.000 kg/ha, độ ẩm đất được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 1 (bón phân gà xử lý) và thấp nhất ở thí nghiệm 2 (bón phân trùn quế). Ở NT3 bón 4.000 kg/ha, độ ẩm đất được cải thiện là thí nghiệm 2 (bón phân trùn quế) và thấp nhất ở thí nghiệm 1 (bón phân gà xử lý). Ở NT4 bón 6.000 kg/ha, độ ẩm đất cao nhất là thí nghiệm 3 (bón phân ruồi lính đen) và thấp nhất là thí nghiệm 1 (bón phân gà xử lý). Ở TN6 bón 8.000 kg/ha, độ ẩm đất được cải thiện cao nhất ở thí nghiệm 3 (bón phân ruồi lính đen) và thấp nhất ở thí nghiệm 2 (bón phân trùn quế). Như vậy, trong 3 loại phân thử nghiệm trên thì phân ruồi lính đen và phân gà xử lý có khả năng giữ ẩm cho đất tốt hơn phân trùn quế, trong đó đặt biệt là phần ruồi.

Hình thức hợp tác:

(Chuyển nhượng quyền sử dụng, chuyển giao toàn phần...)

- Chuyển giao quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phân ruồi lính đen.

- Hợp tác nghiên cứu và phát triển quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ phân ruồi lính đen theo quy mô công nghiệp.

Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, Viện thổ nhưỡng nông hoá

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐẤT, PHÂN BÓN VÀ MÔI TRƯỜNG PHÍA NAM

Southern Center for Soil, Fertilizer and Environmental Research

Số 12 đường Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 

Tel: 028 39143675; Fax: 028 38291775; Email: trungtamdatphan@gmail.com

https://www.trungtamdatphan.com/

 

CHỨC NĂNG

Là đơn vị sự nghiệp khoa học thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có nhiệm vụ nghiên cứu về đất và phân bón, triển khai tiến bộ kỹ thuật về đất và phân bón vào sản xuất chủ yếu trên địa bàn phía Nam.

NHIỆM VỤ

1. Điều tra, nghiên cứu, đánh giá độ phì nhiêu và tài nguyên đất, xây dựng các loại  bản đồ về đất và quy hoạch sử dụng đất đai;

2. Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phân bón, chất điều hoà sinh trưởng, các chế phẩm cải tạo đất và hệ thống canh tác phù hợp;

3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ phì nhiêu đất, dinh dưỡng cây trồng và chất lượng nông sản;

4.  Nghiên cứu và sản xuất thử các loại phân bón, chất điều hoà sinh trưởng, các chế phẩm cải tạo đất;

5. Thử nghiệm, khảo nghiệm các loại phân  bón và chế phẩm nông hoá.

6. Phân tích, kiểm nghiệm mẫu đất, các loại phân bón và chế phẩm nông hóa.

7. Sản xuất, dịch vụ, kinh doanh về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

8. Dịch vụ đào tạo nghề cho cán bộ kỹ thuật và nông dân.

9. Tư vấn và hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ với các tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực đất và phân bón.

10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đất và phân bón.

11. Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực, trang thiết bị, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY

Tổng số cán bộ viên chức của Trung tâm hiện nay (2019) gồm 11 người, trong đó có 01 TS, 05 ThS, 01KS,02 cử nhân, 1 lái xe và 1 tạp vụ.

Lịch sử

Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam (hiện nay) được thành lập theo Quyết định số 289NN-TCCB/ QĐ ngày 18/7/1989 với tên gọi: Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật Đất Phân, trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.

Từ 2006, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam theo quyết định số 524 QĐ/KHNN-TCCB ngày 15 tháng 06 năm 2006 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Thành tựu

THÀNH TỰU CHÍNH 

Thời kỳ 1989-2005: Thực hiện 09 chương trình, đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ; 02 chương trình hợp tác quốc tế và 11 chương trình, đề tài với các địa phương. Khảo nghiệm 200 loại phân bón và các chế phẩm mới phục vụ nông nghiệp.

Thời kỳ 2005 đến nay: Thực hiện 02 đề tài cấp Bộ; 08 chương trình, đề tài với các địa phương. Khảo nghiệm 800 loại phân bón và các chế phẩm mới phục vụ nông nghiệp.

Những thành tựu trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ mà Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam đã đạt được:

- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá độ phì nhiêu  đất  tỉnh Đồng Nai theo phương pháp FAO-UNESCO (1996-1997)

- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá độ phì nhiêu và lập bản đồ tài nguyên đất tới cấp xã tòan tỉnh Lâm Đồng với tỉ lệ 1:100.000, 1:50.000, 1:25.000 và 1:10.000. (1996-2015)

- Nghiên cứu sự ô nhiễm và suy thóai  môi trường đất tỉnh Đồng Nai . Đề xuất biện pháp bảo vệ, khắc phục.

- Thành lập bộ tiêu bản, xây dựng cơ sở dữ liệu đất tòan tỉnh Đồng Nai

- Nghiên cứu dự báo khả năng lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường đất 10 khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

- Nghiên cứu xây dựng chương trình dự báo lượng phân bón cần thiết cho cây trồng chính  trên địa bàn một tỉnh trên Webserver, WebGIS.

- Nghiên cứu ứng dụng cỏ Vetiver chống xói mòn cho cây dâu trên đất dốctại Bảo Lộc – Lâm Đồng.

- Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp vùng chuyên canh rau hoa (Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng) tỉnh Lâm Đồng, đề xuất giải pháp xử lým khắc phục.

- Dự án nghiên cứu hợp tác giữa Trung tâm với Trường Đại học Liege (Vương Quốc Bỉ) về diễn biến lan truyền mặn và chất ô nhiễm trong mối tương quan với việc quản lý nước

- Quan trắc Môi trường Đất miền Nam từ năm 1996-2010 trong mạng lưới quan trắc củia Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông sản và phát triển thương hiệu nông sản.

+ Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Long Khánh cho sản phẩm chôm chôm.

+ Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Bình Phước” dùng cho sản phẩm cao su của tỉnh Bình Phước.

+ Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Tân Triều” dùng cho sản phẩm bưởi, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai.

+ Tạo lập, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Rượu Phú Lễ” dùng cho sản phẩm rượu ở làng nghề truyền thốngsản xuất rượu xã Phú Lễ huyện Ba Tri , tỉnh Bến Tre.

+ Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Ô Loan” dùng cho sản phẩm sò huyết đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.

+ Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Tuyết Diêm” dùng cho sản phẩm muối Tuyết Diêm của tỉnh Phú Yên.

THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG

- Huân chương lao động Hạng III (2003)

- Huân chương Lao động Hạng II (2011)

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (1997)

- Giải thưởng "Bông lúa vàng" (1991).

- Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2006, 2009)

- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (1996; 1998)

- Danh hiệu “Sao vàng Đồng Nai” của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (2008)

- Huy chương Vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT (2009)

- Chiến sĩ thi đua tòan quốc cho bà Nguyễn Bích Thu năm 2010