Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ

Danh mục sản phẩm
Mới

Các giải pháp thông minh cho doanh nghiệp sản xuất

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Điều khoản giao hàng
  • Điều khoản đóng gói

Thông tin nhà cung cấp

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUYẾT ĐỊNH  SỰ THÀNH BẠI TRONG SẢN XUẤT

DIGIWIN AIoT CLOUD - Công cụ chuyển đổi số tốt nhất dành cho Doanh nghiệp vừa & nhỏ

 

Bất kể hạ tầng thiết bị đời nào, công nhân biết dùng máy tính hay không, doanh nghiệp của bạn cũng có thể "Số Hóa" với Digiwin AIoT Cloud!

Quản lý nhà máy toàn diện chỉ với một ứng dụng:

Kiểm tra tải thiết bị

Theo dõi công suất tổng quát nhà máy

Báo cáo & tra cứu tiến độ

Phân công sản xuất

Tại sao Doanh nghiệp Vừa & Nhỏ (SME) lại cần tiến tới “Sản Xuất Thông Minh” càng sớm càng tốt:

Tối ưu năng suất máy móc, giảm thiểu lãng phí

Trực quan hóa quy trình, cập nhật tình trạng máy móc tức thì

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng & chi phí sản xuất

Vì sao Digiwin AIoT Cloud là Công cụ Chuyển Đổi Số tốt nhất dành cho Doanh nghiệp Vừa & Nhỏ:

Chi phí thấp: không kén thiết bị máy móc có sẵn

Triển khai nhanh: không đòi hỏi hạ tầng phức tạp

Dễ áp dụng: giao diện trực quan, quản lý ngay trên máy tính, smartphone, tablet.

Đừng để việc điều hành sản xuất trở thành sở đoản trong doanh nghiệp sản xuất!

 

5S QA System

Chức năng của QC MODULE

 • Quản lý thiết bị, máy đo

 • Quản lý người đo

 • Quản lý sản phẩm, kích thước

 • Quản lý yêu cầu đo

 • Trích xuất kết quả đo ra file Excel, Chart

Mục đích

Bằng cách tự động ghi lại kết quả từ mỗi thiết bị đo trong thời gian thực

 • Tập trung hoá dữ liệu chất lượng gốc

 • Đơn giản hóa công việc kiểm tra của người kiểm tra, cắt giảm người thao tác.

 • Cải thiện việc quản lý dữ liệu: Về tính nhất quá tin cậy và khả năng truy xuất nguồn

 • Chỉ trích xuất những thông tin cần thiết

 •Giám sát chất lượng bằng cách tự động đưa ra cảnh báo về chất lượng bằng các phương pháp quản lý thống kê

Ưu điểm khi sử dụng

 • Hiệu quả dựa trên sự chính xác của dữ liệu chất lượng và phản đoán ngay lập tức

 • Hiệu quả làm việc giảm chi phí dựa trên trung hóa dữ liệu chất lượng

 • Hiệu quả có thể nhìn khi sử dụng dữ liệu ở trạng thái mở dựa trên việc số hóa dữ liệu chất lượng

 

Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm BMDSOFT

I. CHA ĐẺ CỦA BMDSOFT LÀ AI?

Tiền thân là Công ty TNHH Giải pháp Năng suất chất lượng P&Q Solution, được thành lập từ năm 2004, là một trong những đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn, đào tạo hàng đầu trong lĩnh vực Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, HACCP/ISO 22000, OHSAS 18000, ...

Trong quá trình hoạt động, P & Q Solutions đã nhận biết, chia sẻ nhu cầu về cải tiến năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức với lãnh đạo doanh nghiệp. Với sự tham gia của các chuyên gia đến từ những doanh nghiệp quốc tế có văn hoá cải tiến hàng đầu thế giới như Toyota, Ford, ..., Đến nay, P&Q Solutions được nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, đánh giá cao và tin tưởng sử dụng các dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo về Hệ thống sản xuất tinh gọn, Six Sigma, Kaizen/5S và các công cụ, thực hành cải tiến năng suất, chất lượng tốt trên thế giới.

Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ của các chuỗi cung ứng trong nhiều lĩnh vực, P&Q Solutions cung cấp các giải pháp hỗ trợ giao dịch thương mại độc lập và tin cậy trong các lĩnh vực như đánh giá nhà máy (an toàn, chất lượng, môi trường, tiêu thụ năng lượng, trách nhiệm xã hội), đánh giá các cửa hàng và chuỗi phân phối, khảo sát thỏa mãn khách hàng, khảo sát thỏa mãn nhân viên, ...

II. THỰC TRẠNG VÀ RÀO CẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SMEs) TẠI VIỆT NAM VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CHÚNG TÔI

Theo nghiên cứu của Microsoft thực hiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trước và sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, 74% lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, đổi mới là bắt buộc và đóng vai trò quan trọng với khả năng chống chịu của doanh nghiệp. Có tới 98% các doanh nghiệp tiên phong trong quá trình đổi mới đều tin rằng đổi mới là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường; 56% CEO của các doanh nghiệp lớn khẳng định rằng chuyển đổi số giúp tăng doanh thu. Nhìn chung, các công ty tiến hành chuyển đổi số thành công có lợi nhuận cao hơn 23% so với các công ty vận hành theo mô thức truyền thống.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc CMCN 4.0, cụ thể, theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980 - 1990. Vì vậy, đổi mới là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp này.

Trong tháng 4/2020, Cisco công bố báo cáo “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)…

Dù vậy, báo cáo cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ Cloud Computing (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%).

Ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó chuyển đổi số cho doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tự tạo ra sức bật phát triển, với cốt lõi là việc số hóa doanh nghiệp trên mọi phương diện.

Hành trình 20 năm hoạt động với bao thăng trầm và thách thức, đồng hành cùng hàng trăm doanh nghiệp sản xuất, hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu được nhu cầu và vấn đề của các doanh nghiệp đang gặp phải. Với mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp trên bước đường hội nhập, để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, việc tăng năng lực cạnh tranh và đặc biệt là trải qua quá trình đồng hành cùng doanh nghiệp vượt đại dịch, chúng tôi nhận định được rằng chìa khoá thành công cho doanh nghiệp chính là “Cải tiến giá thành mạnh mẽ TẬP TRUNG vào các dự án cải tiến lớn và sử dụng đòn bẩy CÔNG NGHỆ”.

Sau bao trăn trở, tháng 6/2022, chúng tôi quyết định thành lập BMDSOFT với sứ mệnh lớn lao là mang đến đòn bẩy CÔNG NGHỆ SỐ toàn diện nhất để đồng hành đột phá hiệu suất và năng lực cùng các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs.

III. XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SMEs TRONG  CMCN 4.0

Theo Báo cáo kinh tế số Đông Nam Á năm 2021, dự báo tới năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam sẽ chạm mốc 50 tỷ USD. Điều này càng khẳng định, chuyển đổi số đang trở thành nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng tăng trưởng cho Việt Nam trong tương lai gần.

Hiện nay, tại Việt Nam các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm khoảng 97% số lượng doanh nghiệp nhưng là nhóm gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số nhất. Mặc dù đã có những nhận thức về sự cần thiết của chuyển đổi số, tuy nhiên, do khả năng sản xuất còn hạn chế, mức độ tự động hóa còn chưa cao nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó áp dụng chuyển đổi số. Do đó, cần có một số giải pháp để các doanh nghiệp phát triển trong CMCN 4.0:

1. Ứng dụng các công nghệ của cuộc CMCN 4.0

Chuyển đổi số chính là việc ứng dụng công nghệ vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, được thực hiện trong thời đại bùng nổ về công nghệ trên nền tảng của hệ thống Internet mạnh mẽ, chính vì vậy đòi hỏi trình độ rất cao cả về kỹ thuật cũng như nhân lực.

Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công cần có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (cả phần cứng và phần mềm) phù hợp. Vì vậy, việc sở hữu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngắn hạn, cũng như về mặt lâu dài. Một vài xu hướng chuyển đổi có thể xem xét như sau:

Cloud Computing

Cloud Computing có tính năng bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu bằng cách khai thác các máy chủ dựa trên Internet. Nhờ công nghệ này mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm tra và phát triển Website, ứng dụng; phân tích, vận hành Big Data; lưu trữ dữ liệu Website thông qua Cloud Server; dễ dàng chia sẻ dữ liệu thông qua các nền tảng như: Google Drive, Dropbox, Shutterstock... Từ đó giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Ngoài ra, công nghệ này giúp điều chỉnh theo yêu cầu của doanh nghiệp, chỉ trả tiền cho những dịch vụ cần sử dụng. Vì vậy, sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

IoT

Trong thời đại ngày nay, IoT không còn là một khái niệm xa lạ. Về cơ bản, nó đề cập đến một mạng lưới các đối tượng vật lý được tích hợp với cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác với mục tiêu kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị và hệ thống qua Internet. IoT được coi là một trong những công nghệ chuyển đổi kỹ thuật số được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vào quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp của mình. Công nghệ này cung cấp khả năng hiển thị chi tiết, minh bạch về hàng hóa và hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tích hợp IoT có thể quản lý chặt chẽ hơn về quá trình vận hành của doanh nghiệp mình. Trong khi đó, nguồn dữ liệu, thông tin chi tiết và phân tích cụ thể được cung cấp bởi công nghệ IoT cho phép các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chuyển đổi số chính như vận hành hiệu quả, tăng tính linh hoạt và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Ứng dụng Robot

Robotics cũng là một trong những công nghệ chuyển đổi số lớn vào năm 2021. Theo khảo sát, có 1/4 doanh nghiệp sử dụng Robot thông minh trong hoạt động của họ. Tỷ lệ này ước tính sẽ tăng lên 1/3 trong hai năm tới, cho thấy một tương lai tươi sáng của công nghệ này.

Việc sử dụng Robot đã phát triển theo thời gian, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng Robot trong nhiều lĩnh vực như logistic, kỹ thuật, y học... Chuyển đổi số bằng Robot sẽ cơ bản giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện chất lượng môi trường lao động; đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tối đa những sai sót trong quá trình sản xuất. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể tăng tính linh hoạt và nâng cao uy tín của thương hiệu trên thị trường.

Công nghệ thực tế ảo (VR)

Công nghệ VR tạo ra một thế giới ảo do máy tính tạo ra. Công nghệ này giúp người dùng bước vào môi trường ảo, trở thành một phần trong đó. Nó đưa tới người sử dụng trải nghiệm hình ảnh ảo với khả năng tương tác qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.

Công nghệ này hiện nay đã được các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng trong các ngành y học, du lịch, bất động sản, kỹ thuật... Với ngành du lịch, công nghệ này khắc phục được những khó khăn phổ biến như không sắp xếp được thời gian, chuẩn bị nhiều hành lý hay lo ngại về chất lượng ăn ở. Chỉ với vài thiết bị công nghệ, khách hàng có thể di chuyển tới địa điểm du lịch ở khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng. Đặc biệt, khi dịch bệnh diễn ra, công nghệ này cũng giúp các doanh nghiệp du lịch vực dậy, tìm ra con đường phát triển mới.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Chuyển đổi số cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới, phục vụ cho việc triển khai chuyển đổi số và đó cũng là điều mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Trên bình diện quốc gia, mỗi năm Việt Nam thiếu khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số trong khi các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Con người là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải là một bộ phận trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó, trước hết, cần có giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện hữu của doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, chuyên viên chủ chốt thông qua các hoạt động huấn luyện, cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng cần thiết; thành thạo năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; biết ngoại ngữ, trước hết là tiếng Anh; thành thạo công nghệ thông tin, máy tính... để nâng cao năng suất lao động; coi trọng công tác tuyển dụng, có chiến lược để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp.

3. Giải pháp về vốn đầu tư

Đầu tư cho chuyển đổi số là đầu tư để thay đổi, từ nhận thức, chiến lược, nhân lực, cơ sở hạ tầng tới giải pháp công nghệ chính, vì vậy, đây là công cuộc đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, việc sẽ phải đầu tư lớn về tài chính và nhân lực, trong khi chưa chắc chắn về hiệu quả cũng như đối mặt với nguy cơ thất bại, từ đó tạo nên rào cản lớn với các doanh nghiệp Việt Nam.

4. Giải pháp từ nhận thức của doanh nghiệp

Chuyển đổi số tại mỗi doanh nghiệp sẽ tác động lớn đến chiến lược kinh doanh, hình thức hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy, đó sẽ là một sự thay đổi lớn tới toàn bộ doanh nghiệp, điều này gây áp lực cho các nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp này.

Một khảo sát cho thấy, 85% những người giữ vai trò ra quyết định quan trọng trong doanh nghiệp cho biết, họ chỉ có 02 năm để nắm vững về chuyển đổi số. Chính vì vậy, thực tế buộc các nhà lãnh đạo phải có được nhận thức kịp thời và đưa ra hành động sớm cho chuyển đổi số tại doanh nghiệp của mình.

5. Giải pháp tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp thế giới cho thấy, bộ phận nghiên cứu và phát triển trong một doanh nghiệp rất quan trọng, cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào, từ tiêu dùng đến sản xuất. Các doanh nghiệp đều đề cao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển để đưa ra những phát kiến, sản phẩm và cải tiến mới phục vụ tốt nhất nhu cầu thị trường.

Do vậy, việc tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp có vốn FDI, cũng như các doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển trên thế giới là điều kiện thuận lợi nhằm giúp nắm bắt tiêu chuẩn, kỹ thuật mới và tiếp cận tri thức, công nghệ mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây cũng được coi là giải pháp đi tắt, đón đầu hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa khi tiếp nhận tri thức, công nghệ mới, các doanh nghiệp trong nước cần chuẩn bị tốt về yếu tố nhân lực để có thể hấp thụ tốt nhất thành quả của tiến bộ công nghệ toàn cầu...

Với tinh thần đổi mới của các doanh nghiệp hiện nay thì việc số hóa toàn diện là giải pháp không thể thiếu cho doanh nghiệp, đặc biệt là với chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị về tinh thần và tài chính, tạo nền móng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số trong tương lai. Các nhà lãnh đạo, quản lý cần nâng cao chuyên môn về chuyển đổi số để đưa ra các quyết định thay đổi và đầu tư đúng đắn cho doanh nghiệp.